Thứ hai, 01/01/2024 08:00 (GMT+7)
–Nam giới hay mắc gout
Bệnh gout hình thành do nồng độ axit uric máu tăng lên quá mức. Axit uric là chất thải từ các mô cơ thể và thường được bài tiết qua nước tiểu. Trong nhiều trường hợp, khi lượng acid uric trong cơ thể tăng quá nhanh, thận không kịp đào thải sẽ khiến chúng kết tinh thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại khớp gây viêm, sưng và đau dữ dội.
Nguyên nhân axit uric tăng cao thường là do sử dụng thực phẩm giàu purine, như: Nội tạng động vật, thịt bê, thịt chó, thịt bò… Nếu chế độ ăn càng ăn nhiều purine thì càng dễ mắc gout. Chế độ ăn là nguyên nhân chính dẫn đến gout, nên nếu không kiên trì thực hiện chế độ ăn cho người bệnh và dùng thuốc điều trị theo phác đồ ngăn ngừa cơn dout cấp thì bệnh rất dễ tái phát, dẫn đến tàn phế.
Nữ giới ít bị gout do nội tiết estrogen. Tuy nhiên qua thời kỳ mãn kinh khi estrogen giảm, nguy cơ nữ mắc bệnh gout ngang ngửa nam giới.
Nam giới thích ăn thịt và hải sản: Các loại thực phẩm này chứa nhiều axit béo, purin cao dẫn đến bị gout. Khi cơ thể phân hủy purin, nó tạo ra axit uric. Quá trình chuyển hóa thức ăn giàu purin có thể dẫn đến bệnh gút do cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric.
Nam giới thích uống rượu bia: uống rượu bia hầu như trở thành thói quen của nam giới. Rượu bia vào cơ thể chuyển hóa tạo ra axit lactic, gây ức chế bài tiết axit uric và dễ gây bệnh gout. Trong bia có chứa carbon dioxide vào cơ thể chuyển hóa thành axit carbonic, làm giảm PH, gây cản trở thải axit uric .
Căng thẳng: Đàn ông chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Việc thức khuya, làm việc quá giờ, tâm trạng không tốt gây rối loạn thần kinh dẫn đến co thắt bề mặt cơ thể và mạch máu dẫn đến chuyển hóa uric bất thường, giảm bài tiết .
Tăng huyết áp: do sử dụng thuốc lợi tiểu làm giảm khả năng thải axit uric.
Ngăn chặn bệnh gout
– Uống đủ nước: Cần uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bài tiết các độc tố và axit uric. Hiện nay nhiều người sử dụng nước kiềm tính rất tốt.
– Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, đồ uống có đường.
– Chế độ ăn hợp lý: Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Cần lưu ý những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: thịt thú rừng, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, trai, thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê), nội tạng, thực phẩm và đồ uống có đường, rượu bia.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải bao gồm: thịt nguội, giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, hàu, tôm, cua… nên ăn với mức độ có kiểm soát.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: các sản phẩm sữa ít béo và không có chất béo; bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt; các loại trái cây và rau quả; cà phê; gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.
– Tập luyện thể thao.
– Kiểm soát cân nặng: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, đặc biệt là ở những người trẻ.
– Tránh các tác nhân gây bệnh gout.