Thực phẩm có chứa đường bổ sung
Hạn chế lượng đường bổ sung (added sugar) có trong khẩu phần ăn có thể giúp bệnh nhân giữ mức đường huyết ở mức ổn định. Đường bổ sung thường chứa trong các thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng…
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị người dân nên hạn chế tiêu thụ đường bổ sung ở mức 25 gam – 6 thìa cà phê mỗi ngày đối với phụ nữ và 36 gam – 9 thìa cà phê mỗi ngày đối với nam giới.
Đồ uống có đường
Nước ngọt như soda, cà phê có đường, các loại nước tăng lực, nước ép trái cây, nước chanh đường… và một số loại nước ngọt khác thường cung cấp lượng calo rỗng mà không đi kèm chất dinh dưỡng. Hạn chế những loại đồ uống này có thể giúp bệnh nhân giảm lượng đường trong máu, lượng mỡ trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị lượng calo hằng ngày của người dân đến từ chất béo bão hòa không nên chiếm quá 10%.
Một số thực phẩm có chứa chất béo bão hòa có thể kể đến như thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa có chất béo, da gia cầm và các loại dầu như dầu cọ, dầu dừa.
Rượu bia
Người dân được khuyến nghị chỉ nên uống rượu bia ở giới hạn 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày với nam giới. Nếu là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, việc uống nhiều rượu bia có thể dẫn tới việc hạn chế khả năng giải phóng glucose của gan. Ngoài ra, rượu bia cũng có ảnh hưởng xấu đến sự hiệu quả của một số loại thuốc trị tiểu đường.
Thực phẩm ‘siêu chế biến’
Thực phẩm ‘siêu chế biến’ bao gồm các loại thực phẩm có chứa lượng lớn đường bổ sung, được chế biến công nghiệp với nhiều chất béo không lạnh mạnh, chất bảo quản, gia vị.
Thực phẩm ‘siêu chế biến’ cũng chứa các thành phần có hại cho chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường và tiền tiểu đường như siro có hàm lượng đường cao. Người bình thường tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm này cũng có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.