Theo khuyến cáo của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ), không nên đun nóng mật ong vì nó có thể gây ra tác dụng phụ.
Việc nấu chín mật ong sẽ làm mất đi các enzym và chất dinh dưỡng thiết yếu của nó. Tiêu thụ mật ong đã nấu chín thậm chí còn khiến con người bị mê sảng, hoặc gây tử vong.
Đặc biệt, khi nấu mật ong đến 40 độ C sẽ gây ra sự thay đổi hóa học tiêu cực khiến mật ong có vị đắng.
Còn theo Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống của Ấn Độ), sau khi được nấu chín mật ong sẽ chảy, dính chặt tương đương với keo.
Các phân tử trong mật ong có thể sẽ bám chặt vào màng nhầy trong đường tiêu hóa, tiếp tục tạo ra độc tố, được gọi là Ama (thức ăn không tiêu), trở thành nguyên nhân gốc rễ của việc tăng cân, các bệnh về đường hô hấp, các vấn đề tiêu hóa và mất cân bằng đường huyết.
Để làm rõ hơn vấn đề này, ông Krish Ashok, tác giả của cuốn sách dạy nấu ăn nổi tiếng The Masala Lab đã chia sẻ rằng, nếu bạn là người thích sử dụng mật ong rừng thô, thì hãy nhớ rằng việc đun nóng sẽ phá hủy tất cả các vi chất dinh dưỡng và enzyme mà bạn đã trả tiền để sở hữu nó.
Còn bà Shruti K Bhardwaj, Trưởng khoa dinh dưỡng tại Bệnh viện Zydus, Ahmedabad (Ấn Độ) cho biết, việc đun nóng mật ong là một chủ đề gây tranh cãi khi cần cân nhắc ở cả hai phía.
Bà Bhardwaj cho biết: “Mặc dù việc đun nóng mật ong có thể giúp bạn dễ dàng rót và trộn với các thành phần khác, nhưng nó cũng có thể làm giảm một số enzyme, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có lợi, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng và hương vị độc đáo của mật ong”.
Mật ong thô, ở trạng thái tự nhiên sẽ giữ lại nhiều đặc tính này hơn. Tuy nhiên, quá trình đun nóng mật ong “một chút” cũng có thể giúp ích trong một số ứng dụng ẩm thực như nướng bánh hoặc làm nước sốt.
“Cuối cùng, quyết định đun nóng mật ong phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mục đích sử dụng, nhưng nếu bạn muốn giữ nguyên lợi ích tự nhiên của mật ong, thì tiêu thụ mật ong thô là lựa chọn tốt nhất”, nhà dinh dưỡng Bhardwaj đưa ra lời khuyên.