Chủ nhật, 30/06/2024 08:28 (GMT+7)
–Axit uric giảm vì tăng độ hòa tan trong nước tiểu
Axit uric cao sẽ giảm khi sử dụng cà phê vì cà phê cũng được cho là có tác dụng cạnh tranh với enzym phân hủy purin trong cơ thể.
Cà phê được cho là làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút bằng cách giảm nồng độ axit uric thông qua một số cơ chế. Cà phê có thể làm giảm nồng độ axit uric bằng cách tăng tốc độ cơ thể bài tiết axit uric.
Bên cạnh đó, cà phê còn có tác dụng tăng độ hòa tan của axit uric trong nước tiểu. Các hoạt chất polyphenol có trong cà phê cũng giúp tăng tính thẩm thấu của tế bào. Điều này giúp cân bằng chức năng bài tiết của cơ thể. Về lâu dài, nó sẽ làm giảm nồng độ axit uric .
Cách giảm axit uric bằng uống cà phê
Người có axit uric cao và bị gout có uống cà phê đúng cách có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh nhưng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cà phê hỗ trợ giảm lượng axit uric trong máu, giảm các triệu chứng bệnh, tăng hiệu quả điều trị. Cà phê nguyên chất là một trong những thức uống được khuyên dùng cho người bệnh gút nhưng chỉ nên dung nạp khoảng 200 – 300mg cà phê mỗi ngày, bắt đầu với liều lượng nhỏ rồi tăng dần.
Cần pha loãng cà phê nguyên chất với khoảng 100-200 ml nước lọc để vừa dễ uống, vừa kiểm soát được lượng caffeine, đồng thời bổ sung nước cho cơ thể. Vì uống nước đầy đủ cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, giúp đào thải axit uric qua đường tiểu.
Người có axit uric cao, mắc bệnh gút nên cân nhắc khi uống cà phê với sữa làm từ các loại đậu. Bởi vì một số loại sữa hạt như đậu nành, đậu xanh, đậu phộng… lại có hàm lượng purine ở mức trung bình, dao động 50-150 mg/100g thực phẩm. Nếu lượng purin nạp vào trong cơ thể quá cao sẽ gây dư thừa axit uric, khiến thận không đủ công suất để lọc và đào thải phần dư thừa này ra khỏi cơ thể.