Axit uric cao nên ăn rau ngót
Rau ngót được xếp vào danh sách một trong những loại rau lá có hàm lượng purin thấp nên an toàn với người bệnh gout và những người có hàm lượng axit uric cao.
Trong thành phần của loại rau này cũng chứa nhiều dinh dưỡng canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, natri, kẽm, đồng… Đặc biệt, rau ngót còn được biết đến là một loại rau cực kỳ giàu vitamin như A, B1, B2, K, C… Thậm chí, hàm lượng vitamin A và vitamin C trong thành phần của rau ngót còn vượt trội hơn so với một số loại hoa quả có múi như cam, bưởi…
Lượng vitamin C từ rau ngót khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm giảm axit uric máu bằng cơ thế phân hủy các axit uric và đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Vì vậy, người bệnh gout có thể bổ sung rau ngót vào thực đơn ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe ổn định.
Ớt chuông an toàn với người có axit uric cao
Ớt chuông là loại quả giàu dinh dưỡng với các vitamin C, vitamin A cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác. Trong 149g ớt chuông có chứa khoảng 551 IU vitamin A, tương đương với một chén nhỏ. Nhờ vậy, việc ăn loại quả này vào thực đơn dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện và bảo vệ thị lực một cách rõ rệt.
Bên cạnh đó, ớt chuông còn được biết đến là loại quả có nhiều vitamin C. Nhờ vậy, sử dụng ớt chuông sẽ là gợi ý hay với bệnh nhân gout hoặc người có axit uric vượt ngưỡng. Ngoài ra, trong 100g ớt ngọt chỉ chứa khoảng 55mg purin nên người bệnh có thể sử dụng loại quả này để thay thế rau ăn hàng ngày hoặc là thành phần bổ sung cho món salad hay món xào thêm hấp dẫn.
Axit uric cao có thể sử dụng đậu bắp
Đậu bắp là món rau giàu chất dinh dưỡng và xuất hiện phổ biến trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong thành phần của đậu bắp có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học quan trọng như vitamin C, carotene, axit folic và một số axit amin khác.
Vỏ đậu bắp là nguồn cung cấp các khoáng chất tốt như kali, canxi, magie, ít calo và nhóm chất béo bão hoà. Loại rau này còn được biết đến với công dụng chống oxy hóa hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm để góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.
Mặc dù không chứa các thành phần hỗ trợ đào thải axit uric như rau ngót hay ớt chuông nhưng đậu bắp giúp cung cấp nguồn chất xơ cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, người có axit uric cao có thể sử dụng đậu bắp mà không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.