Sốt mayonnaise
Người có chỉ số đường huyết cao có thể ăn sốt mayonnaise. Theo nghiên cứu, mỗi muỗng canh sốt mayonnaise chứa ít hơn 1 gram carbohydrate. Nhưng với 10 gram chất béo tổng cộng (1,6 gram trong số đó đến từ chất béo bão hòa), đây có thể được coi là chất béo cao. Do đó, bạn nên hạn chế lượng sốt mayonnaise muốn ăn hoặc tìm loại thay thế.
Bạn có thể tham khảo sốt từ quả bơ với dưới 1 gram carbohydrate và 1,5 gam chất béo trong một thìa canh. Hay sốt từ sữa chua Hy Lạp nguyên chất, ít béo với mỗi gram sốt sẽ có 0,4 gram carbohydrate và 0,2 gram chất béo.
Mù tạt
Mù tạt có rất nhiều loại, từ màu vàng tiêu chuẩn đến màu nâu cay. Nhìn chung, loại sốt chấm này chứa ít carbohydrate và có nhiều hương vị nhưng không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, mù tạt có nhiều thành phần đa dạng, bạn nên kiểm tra thông tin dinh dưỡng với từng loại cụ thể mà mình sử dụng.
Theo đó, 1 thìa mù tạt vàng (khoảng 10 gram) hàm chứa 0,6 gram carbohydrate. Mù tạt Dijon (một loại mù tạt truyền thống của Pháp), mù tạt nâu cay và mù tạt ngũ cốc nguyên hạt đều có 0 gram carbohydrate trong mỗi muỗng canh. Còn mù tạt mật ong có 3,6 – 6,0 gram tinh bột trong mỗi muỗng canh khẩu phần.
Sốt cà chua
Với sốt cà chua, mối quan tâm sẽ không chỉ nằm ở hàm lượng gia vị mà còn cả số lượng mà bạn ăn. Một thìa sốt cà chua có dưới 5 gram carbohydrate, 1 gram tinh bột nên sẽ là sự lựa chọn thay thế phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Xì dầu
Với xì dầu (hay còn gọi là nước tương), mỗi muỗng canh chứa khoảng chưa đầy 1 gram carbohydrate nhưng lượng muối sẽ là điều cần quan tâm. Một thìa xì dầu thông thường chứa 879 miligam natri, chiếm khoảng 38% lượng chất cần nạp vào hằng ngày với một người ăn 2.000 calo/ngày.