Tăng cân
Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến mà cơ thể cần vận động nhiều hơn là tăng cân liên tục. Bạn có thể xem lại chế độ tập luyện, sinh hoạt cũng như thói quen ăn uống để cải thiện tình trạng này.
Mất cơ bắp
Việc không vận động cơ thể đủ có thể dẫn đến mất cơ, từ đó làm giảm khả năng vận động và suy nhược. Dành những khoảng thời gian ngắn trong ngày để tập với tạ và dây kháng lực cũng như thực hiện các bài tập thể hình.
Cứng khớp
Cúi đầu dùng điện thoại, máy tính hoặc ngồi trên ghế trong một thời gian dài mà không vận động thư giãn có thể khiến các khớp bị đau và cứng. Vì vậy, nên tập thói quen giãn cơ, giúp tăng cường và duy trì phạm vi chuyển động của khớp.
Tuần hoàn kém
Ngồi hoặc đứng ở 1 tư thế quá lâu có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến tay chân lạnh hoặc sưng tấy ở chân. Khi quá trình tuần hoàn của cơ thể chậm lại do ngồi quá nhiều, máu sẽ đọng lại ở chân và bàn chân, điều này về cơ bản sẽ làm giảm lưu lượng máu tổng thể.
Mức năng lượng thấp
Mức năng lượng thấp hoặc luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải là một dấu hiệu khác cho thấy bạn cần đứng dậy, vận động và tập luyện. Nếu không có quá nhiều thời gian rảnh trong ngày, cân nhắc việc đi bộ nhanh hoặc chạy khi thức dậy hoặc sau khi hoàn thành công việc.
Bạn cũng có thể đặt báo thức sớm hơn một chút và bắt đầu ngày mới bằng những bài tập hiệu quả vào buổi sáng. Điều này sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn suốt cả ngày.
Tâm trạng thay đổi liên tục
Tập thể dục giải phóng endorphin – chất có thể cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác lo lắng và trầm cảm. Trên thực tế, sự thay đổi tâm trạng và các triệu chứng trầm cảm có thể là kết quả của việc ít hoạt động thể chất cùng với tình trạng thiếu năng lượng và các vấn đề về giấc ngủ.
Ngủ không ngon giấc
Vận động thường xuyên có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn trằn trọc vào ban đêm hoặc không thể ngủ được, nguyên nhân có thể là do thiếu hoạt động thể chất.
Tiêu hóa kém
Việc thiếu vận động có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi, táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
Tập thể dục có thể tác động lớn đến quá trình trao đổi chất. Theo nghiên cứu, hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ béo phì. Đồng thời, giải quyết các biến chứng chuyển hóa và các bệnh liên quan đến béo phì như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh gan nhiễm mỡ.