Thường xuyên uống rượu, đồ uống có đường
Sau khi uống rượu, loại đồ uống này sẽ được gan chuyển hóa thành acetaldehyde. Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu sẽ khiến chất này tích tụ trong tế bào gan. Thúc đẩy quá trình tổng hợp và tích tụ chất béo, hình thành mỡ nội tạng. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Đường fructose trong các loại đồ uống giải khát sẽ được gan chuyển hóa trực tiếp vào cơ thể. Khi đường đi vào gan sẽ khiến gan phải chứa một lượng lớn axit béo tự do. Điều này dẫn đến nguy cơ hình thành mỡ nội tạng, lâu dài kéo theo tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ăn nhiều đồ chiên rán
Thêm quá nhiều đồ chiên rán vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ dẫn đến việc chất béo, lượng mỡ tự do dư thừa trong cơ thể. Mỡ sẽ nhanh chóng tích tụ quanh gan và ruột, từ đó hình thành mỡ nội tạng.
Sử dụng nhiều bánh kẹo, đồ ngọt
Thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Từ đó cơ thể sẽ bị dư thừa chất béo và lưu trữ mỡ ở các cơ quan nội tạng.
Thiếu chất đạm trong bữa ăn
Việc tiêu thụ đủ chất đạm có thể hạn chế việc nạp quá nhiều calo trong bữa ăn. Chất đạm sẽ giúp tăng cảm giác no sau khi dùng bữa. Nếu lượng protein hấp thụ cao hơn sẽ có tác động tích cực đến chỉ số khối cơ thể BMI hạ thấp hơn, thúc đẩy cholesterol tốt (HDL) hoặc giúp vòng eo nhỏ hơn.
Không vận động, tập thể dục trong thời gian dài
Những người có mức độ hoạt động thấp dễ bị tích tụ mỡ nội tạng. Điều này có thể gây bệnh viêm mãn tính và hội chứng chuyển hóa. Vì vậy, bạn nên thường xuyên vận động hoặc tập thể dục nhịp điệu để có thể giảm chỉ số mỡ nội tạng.