Bỏ bữa sáng hoàn toàn
Nếu bạn uống thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, việc bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ bị lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).
Ngoài ra, bỏ bữa sáng hoàn toàn cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn. Có nghĩa là, bạn sẽ cảm thấy đói vào cuối ngày và ăn quá nhiều carbohydrate, dẫn đến tăng đường huyết.
Bữa sáng chứa protein và chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu ổn định hơn trong ngày. Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bữa sáng ít chất xơ
Chất xơ có vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cảm giác no. Đồng thời, tăng cường sức khỏe tim, hệ tiêu hóa và đường ruột. Để có thêm chất xơ vào bữa sáng, bạn có thể bổ sung rau xanh, hạt chia.
Bữa sáng chứa nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa
Các món ăn sáng có hàm lượng carbohydrate tinh chế cao như bánh nướng xốp, bánh rán, bánh ngọt hoặc bánh mì trắng. Đồng thời, những món ăn sáng này chứa ít chất xơ nhưng nhiều chất béo bão hòa. Sự kết hợp này làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Nên chọn ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu cùng với rau hoặc trái cây – những loại cung cấp carbohydrate phức tạp tiêu hóa chậm hơn, cùng với thực phẩm chứa chất béo lành mạnh.
Ăn quá nhiều
Ăn uống không đều đặn hoặc ăn quá nhiều có thể dẫn đến lượng đường trong máu không ổn định. Ví dụ, nếu bỏ bữa sáng hôm nay và ăn bữa sáng quá no vào ngày hôm sau, bạn có nhiều khả năng gặp tình trạng lượng đường trong máu không ổn định.
Nếu nhận thấy lượng đường trong máu tăng cao trong vòng 2 giờ sau khi ăn sáng, nên xem xét và cân nhắc về những thực phẩm mà bạn vừa ăn. Sau đó, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.