Nước
Nước uống có thể giúp cân bằng độ pH của bữa ăn có tính axit đặc biệt. Điều này có thể làm giảm nguy cơ trào ngược axit dạ dày. Bên cạnh đó, nước khoáng có chứa hàm lượng hydro cacbonat khá cao. Vì vậy, việc uống đủ nước tinh khiết hay nước khoáng có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng trào ngược axit.
Nước dừa
Chất xơ hòa tan trong nước dừa giúp ngăn ngừa sự gia tăng của axit dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Việc uống nước dừa thành nhiều lần nhỏ trong ngày còn giúp làm loãng dịch vị tiêu hóa. Điều này giúp khắc phục hiệu quả tình trạng ợ hơi hay trào ngược dạ dày thực quản.
Trà thảo mộc
Một số loại thảo mộc không chứa caffein được sử dụng trong trà thảo dược có thể làm dịu đường tiêu hóa, giảm chứng ợ chua, đặc biệt là hoa cúc và gừng.
Ngoài ra, trà cam thảo cũng có hiệu quả trong việc tăng lớp màng nhầy của niêm mạc thực quản. Điều này có thể giúp chống lại tác dụng kích thích của axit dạ dày.
Sinh tố, nước trái cây
Sinh tố không chứa caffein và ngoại trừ trái cây họ cam quýt có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này có thể ngăn ngừa chứng trào ngược axit dạ dày. Thêm vào đó, những người bị trào ngược axit nên áp dụng những khẩu phần nhỏ và cân bằng các loại rau, trái cây vào bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, uống các loại nước trái cây không chứa axit như nước ép cà rốt, dưa hấu… có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển chứng trào ngược axit và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.