1. Chất charantin trong mướp đắng có cấu trúc hóa học giống insulin, giúp kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, có tác dụng hấp thụ mỡ thừa từ tế bào, giảm lượng polysaccharides từ 40-60%, mang lại hiệu quả giảm cân.
2. Mướp đắng chứa saponin, tạo ra vị đắng của quả và làm giảm lượng đường trong máu. Đồng thời, còn giúp giảm lipid máu, chống khối u, ngăn ngừa loãng xương ở người già, điều hòa nội tiết, chống oxy hóa, kháng khuẩn và nâng cao khả năng miễn dịch của con người.
3. Nước ép mướp đắng tươi có chứa các polypeptide tương tự như insulin, có tác dụng hạ đường huyết tốt đối với bệnh đái tháo đường loại 2.
Ngoài ra, chiết xuất quả mướp đắng còn có tác dụng ức chế 2 enzyme α-amylase và α-glucosidase, từ đó ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn. Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện mướp đắng có chứa các thành phần như 5-hydroxytryptamine, axit glutamic, alanine và vitamin B1 rất tốt.
Hiện nay, nhiều người sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ vị đắng khi ăn mướp đắng. Tuy nhiên, khi loại bỏ vị đắng sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng, vì vậy, khi người có đường huyết cao ăn mướp đắng nên cố gắng không chế biến quá nhiều.