Hàm lượng chất xơ cao
So với gạo trắng đã qua chế biến, bánh mì trắng… thì các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch… chứa nhiều chất xơ hơn.
Những chất xơ này giúp cơ thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và trì hoãn việc giải phóng glucose vào máu, khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn.
Chứa insulin thấp hơn
So với carbohydrate tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt được tiêu hóa chậm hơn và lượng đường trong máu tăng chậm hơn. Điều này khiến nhu cầu về insulin (hormone kiểm soát lượng đường trong máu) tương đối thấp, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Giàu các chất dinh dưỡng
Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có thể đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe, tăng độ nhạy insulin.
Việc kiểm soát lượng đường trong máu không chỉ phụ thuộc vào lựa chọn thực phẩm mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống tổng thể, lượng thực phẩm ăn vào, sự kết hợp thực phẩm.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt không được khuyến khích cho bệnh nhân có lượng đường trong máu cao như gạo nếp có hàm lượng tinh bột tương đối cao, được tiêu hóa và hấp thu nhanh, dễ gây biến động lượng đường trong máu; khoai lang giàu tinh bột và đường nên được tiêu hóa, hấp thu nhanh chóng…