Vì sao chúng ta ngứa?
Cảm giác ngứa ngáy thật khó chịu. Chúng ta ngứa hàng chục lần mỗi ngày do nhiều nguyên nhân bao gồm: Dị ứng, thời tiết khô hay do các mầm bệnh gây ra. Ngoài ra, còn có những lý do kỳ bí khác, đôi khi nhắc đến chữ “ngứa” cũng làm ta thấy ngứa.
Ví dụ muỗi cắn chẳng hạn. Khi một con muỗi cắn bạn, nó tiêm vào cơ thể một hợp chất chống đông máu khiến cơ thể giải phóng Histamine một chất hóa học làm mao mạch sưng lên nhằm gia tăng tốc độ lưu thông máu để tăng tốc quá trình miễn dịch, đó là lí do khiến vết cắn côn trùng ửng đỏ và sưng lên. Đồng thời cũng kích thích hệ thần kinh làm bạn cảm thấy ngứa và việc dùng tay gãi vô tình đuổi muỗi đi.
Nhưng chúng ta chưa thật hiểu về cảm giác ngứa. Những gì chúng ta biết đều đến từ một nghiên cứu của ĐH Oxfor về cơ chế gây ngứa ở chuột. Tín hiệu ngứa ở da chuột được truyền qua dây thần kinh đến tủy sống, tại đây sẽ sản sinh ra một loại phân tử gọi là natiuretic polypeptide B tạo tín hiệu đến não gây ra cảm giác ngứa. Khi ta gãi, sự tác động cùa móng tay lên da tạo cảm giác đau nhẹ lấn át cảm giác ngứa, do đó đánh lạc hướng khiến não không còn thấy ngứa nữa.
Ngứa có ý nghĩa gì?
Một giả thuyết khá thuyết phục là da đã tiến hóa để biết thứ gì chạm vào nó để đề phòng với các tác nhân nguy hiểm bên ngoài. Và khi ta gãi thì sẽ tống khứ những thứ gây hại có thể đang lẩn trốn trên da, như một côn trùng hay gai độc chẳng hạn. Điều này giải thích vì sao ta không thấy ngứa các nội tạng bên trong cơ thể vì cơ bản nó đã được bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài, chứ ngứa ở trong thì gãi thế quái nào được.
Tuy nhiên, ở một số người mắc phải chứng rối loạn cảm giác, gây ngứa ngáy khó chịu. Ví dụ khi mắc phải một chứng rối loạn tâm lí gọi là ảo tưởng kí sinh trùng. Họ luôn trong tình trạng lo lắng rằng cơ thể họ đầy kí sinh và rệp đang bò dưới da, khiến họ ngứa ngáy vô cùng. Và căn bệnh này chỉ có thể điều trị bằng các liệu pháp tâm lý.