Cập nhật thị trường cho thấy chỉ còn 1 ngân hàng áp dụng mức lãi suất 7%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng. Mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm khá sâu. Chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn không đáng kể.
Tại một số ngân hàng, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài từ 9 tháng trở lên đang thấp hơn kỳ hạn 6 tháng. Mặt bằng lãi suất huy động tương đối đồng đều trên toàn hệ thống, chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng được thu hẹp đáng kể, là tín hiệu cho thấy thanh khoản hệ thống ổn định. Đáng chú ý, nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước (big 4) đã không còn là ngân hàng lãi suất thấp nhất thị trường tại các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi 1 tháng thấp nhất là 3%/năm, áp dụng tại 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (big 4) là Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank.
Ở kỳ hạn 3 tháng, có 9 ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hệ thống là: Bắc Á, Bảo Việt Bank, GPBank, NCB, Oceanbank, PGBank, SCB và VIB.
Đối với tiền gửi 3 tháng, nhóm “big 4” không còn là các ngân hàng trả lãi thấp nhất (đồng loạt 3,8%/năm). Ở kỳ hạn này, 4 ông lớn nhà nước đã nhường vị trí cho ACB (3,6%/năm).
Các mức lãi suất nêu trên dành cho tiền gửi của khách hàng cá nhân, lĩnh lãi cuối kỳ và có tính biến động. Các ngân hàng đều có những chính sách lãi suất riêng áp dụng cho các đối tượng khách hàng khác nhau, tuỳ thuộc vào giá trị tiền gửi. Ngoài ra, mức lãi suất huy động thực tế có thể thay đổi tùy vào tình hình cân đối vốn của từng chi nhánh ngân hàng…
Lãi suất tiết kiệm 6 tháng cao nhất là 6,55%/năm, được áp dụng tại Bắc Á Bank. Theo sát là mức lãi suất 6,5%/năm, được Bảo Việt, Publicbank áp dụng.
Lãi suất tiết kiệm 6 tháng thấp nhất là 4,7%/năm, được áp dụng đồng loạt tại 4 ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank. Mức lãi suất này cũng được 4 ngân hàng nhà nước áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 9 tháng.
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng không có sự chênh lệch lớn so với kỳ hạn 6 tháng. Hầu hết các ngân hàng chỉ điều chỉnh tăng rất nhẹ, chỉ 0,1% – 0,2% đối với tiền gửi kỳ hạn 9 tháng (so với 6 tháng).
Lãi suất tiết kiệm 12 tháng cao nhất là 7%/năm, tại ngân hàng Publicbank. Theo sát là Bảo Việt Bank, CBBank, với 6,9%/năm và 6,8%/năm. Đáng chú ý, tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank (5,8%/năm) không phải là thấp nhất. Các ngân hàng thương mại tư nhân đã giảm mạnh lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. Theo đó, ABBank chỉ 5%/năm; ACB 5,3%/năm; SeABank 5,5%/năm; Techcombank 5,75%/năm.
Lãi suất tiết kiệm 18 tháng và 24 tháng cao nhất ở mức 6,9%/năm; áp dụng tại Bảo Việt Bank, CBBank, Đông Á Bank, OCB.
Đối với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng, nhóm big 4 có sự phân hoá. Trong khi BIDV, Vietcombank, Vietinbank cùng áp dụng mức lãi suất 5,8%/năm thì Agribank trả 5.5%/năm. Tại các kỳ hạn dài trên 12 tháng, một số ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất tiết kiệm thấp hơn big 4. Trong đó, thấp nhất là ABBank chỉ 4,2%/năm.
Lãi suất tiết kiệm trực tuyến (online) vẫn cao hơn so với gửi tại quầy nhưng chênh lệc không đáng kể, chỉ từ 0,2% đến cao nhất là 0,7% ở một số kỳ hạn.
Với kỳ hạn 1 tháng khi gửi tiết kiệm online, lãi suất ngân hàng hiện nay cao nhất là 4,75% được niêm yết bởi các ngân hàng GPBank, NCB, OceanBank, SCB, VIB. Số lượng ngân hàng áp dụng lãi suất cao nhất 4,75%/năm tiếp tục giảm đáng kể so với đầu tháng 8/2023. Tương tự với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều được niêm yết trong khoản từ 4,0-4,75%.
Nam Á Bank và PVcomBank là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao tiết kiệm online nhất kỳ hạn 6 tháng hiện nay, ở mức 6,7%. Trước đó, lãi suất gửi tiết kiệm 6 tháng cao nhất là 7.0%/năm. Tiếp theo là ở mức 6,65% do ngân hàng NCB áp dụng.
Với tiền gửi online kỳ hạn 9 tháng, Nam Á Bank là ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất, ở mức 6,9 %/năm. Ngoài ra, Bảo Việt, CBBank, PVcomBank và NCB cũng áp dụng mức 6,7% kỳ hạn 9 tháng.
Lãi suất tiền gửi online cao nhất kỳ hạn 12 tháng là Nam Á Bank, ở mức 7,1%/năm. Các kỳ hạn dài hơn từ 18-24 tháng, CBBank là ngân hàng áp dụng lãi suất ngân hàng cao nhất, ở mức 7%/năm.