Đã có một số tín hiệu tích cực từ sự khởi sắc của một số ngành và lĩnh vực trong nền kinh tế, nhưng doanh nghiệp thì vẫn đang gồng lỗ để duy trì hoạt động và nguồn nhân lực trong lúc chờ đơn hàng quay trở lại.
Chưa có năm nào như năm 2023 khi ngay từ đầu năm, Quốc hội, Chính phủ ban hành hàng loạt chỉ đạo, quyết sách, quyết tâm phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Các quyết sách nhằm giải quyết khó khăn trên những thị trường khó khăn nhất, như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; đồng thời, tạo động lực tăng trưởng thông qua giảm lãi suất, giảm thuế VAT, thúc đẩy đầu tư công, với mục tiêu về đích năm 2023, tạo bản lề để đạt các mục tiêu trung hạn năm 2025 và xa hơn.
Những quyết sách mới liệu có tạo ra động lực mới, đồng thời có thúc đẩy các nguồn lực, cụ thể là dòng chảy tài chính vào các công trình, dự án đầu tư của đất nước; vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trong nền kinh tế hay không?
Với thị trường chứng khoán, đi qua 6 tháng đầu năm, dường như đã chiết khấu những gì rủi ro nhất, phản ánh thời điểm khó khăn nhất đã qua, nhưng lại mơ hồ về thời gian tăng trưởng trở lại.
Liệu chu kỳ tăng trưởng kinh tế đã đi qua điểm đáy hay chưa và 6 tháng cuối năm có phải là thời điểm khởi động một chu kỳ tăng trưởng mới của doanh nghiệp, của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như nền tế Việt Nam?
Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 31 -07-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy dành trọn chuyên mục Tiêu điểm “Khởi động cho một chu kỳ tăng trưởng mới” để phần nào lý giải các câu hỏi trên.
Bao gồm các bài viết:
– Tìm động lực tăng trưởng từ “khủng hoảng đa tầng”. (Trâm Anh).
– Năm giải pháp khơi thông thị trường vốn. (Nguyễn Quang Thuân).
– Chưa thông được kênh dẫn vốn, lại thêm mối lo hấp thụ vốn. (Ánh Tuyết).
– Tăng huy động vốn qua thị trường chứng khoán, giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng. (Nhóm phóng viên).
Cùng nhiều bài viết khác:
– Đà sụt giảm xuất khẩu đang dần được thu hẹp. (Huyền Vy).
– Sản xuất công nghiệp khởi sắc nhưng chưa hết lo. (Mạnh Đức).
– Khu vực doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. (Khánh Vy).
– 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài bật tăng trở lại. (Anh Nhi).
– Giá cả hàng hóa trong nước vẫn đang được kiểm soát tốt. (Song Hà).
– Kinh tế tuần hoàn từng bước thay thế kinh tế tuyến tính. (Phạm Thế Hùng).
– Nhiều ý kiến về việc bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất. (Đức Phan).
– Tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. (Kỳ Phong).
– Đổi mới cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ. (Nhĩ Anh).
– “Bàn đạp” cho hàng Việt tiến sâu vào Tây Nam Á. (Vũ Khuê).
– Cơ chế điều chỉnh carbon của EU: Cơ hội cho ngành thép sản xuất xanh. (Huyền Vy).
– Gỡ bỏ những rào cản đối với kinh tế dược liệu. (Song Hoàng).
– Diễn đàn Người lao động năm 2023: Nóng chuyện nhà ở cho công nhân. (Thu Hằng).
– Tạo động lực tăng trưởng du lịch nhờ kinh tế đêm. (Lưu Hà).
– Trung Quốc giảm đầu tư vào các nước phương Tây. (An Huy).
Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam