Di chuyển từ Đồng Tháp tới Vĩnh Long, Cần Thơ, ngày 25/9, đoàn Hành trình Từ Trái Tim đã đến thăm và trao sách cho trường ĐH Cửu Long, Thư viện tỉnh Vĩnh Long, THCS Trần Ngọc Hoằng và Nông trường sông Hậu tại Cần Thơ.
Trong suốt chặng đường từ Đồng Tháp qua Vĩnh Long tới Cần Thơ, mỗi khi ghé thăm các trường học, nông trường, cụm dân cư… chúng tôi lại nghe được rất nhiều câu chuyện đáng nể về tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của người dân miền Tây.
Người người, nhà nhà nô nức tinh thần khởi nghiệp kiến quốc
Trở thành bà chủ công ty sản xuất mứt xoài uy tín nhất cả nước là mơ ước của bạn Đoàn Thị Mỹ Tiên (học sinh trường THPT Cao Lãnh 1, tỉnh Đồng Tháp). Dự án của Tiên gây ấn tượng mạnh với các thầy cô và nhiều doanh nghiệp vùng ĐBSCL trong cuộc thi phát triển ý tưởng khởi nghiệp do nhà trường tổ chức cách đây không lâu.
Bằng tinh thần học hỏi, luôn tìm tòi cái mới, Tiên đã khiến BGK bị thuyết phục bởi sản phẩm mứt xoài Hòa Lộc rất thơm ngon. Loại mứt sấy dẻo của Tiên không quá ngọt, được đầu tư bao bì, mẫu mã bắt mắt đã khiến hội đồng thẩm định, trong đó có thầy Hiệu trưởng Châu Quốc Tuấn ngỡ ngàng, đặc biệt đánh giá cao.
Điều bất ngờ với đoàn Hành trình là khi về tới vùng ĐBSL, gần như trường học nào cũng phát động phong trào khởi nghiệp rất sôi động. Nếu ở Bến Tre là phong trào đồng khởi khởi nghiệp thì ở Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang lại là vô số cuộc thi khởi nghiệp với biết bao ý tưởng sáng tạo đến từ các bạn sinh viên, học sinh. Từ cấp phổ thông đến CĐ, ĐH… các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp diễn ra liên tục, rầm rộ khiến chúng tôi có cảm giác như ở ĐBSCL, người người, nhà nhà đều đang rất quan tâm đến chuyện làm giàu, hưng thịnh quê hương, đất nước.
Đem thắc mắc này đi hỏi thầy Tuấn, ông cho biết: “Các tỉnh miền Tây, trong đó có Đồng Tháp đang thực hiện chủ trương của Chính phủ nhằm thúc đẩy phong trào toàn dân khởi nghiệp. Không chỉ có cấp nhà trường mà cấp huyện, tỉnh cũng tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp, nhận được sự hưởng ứng lớn từ các doanh nghiệp, người dân địa phương”.
Ngoài dự án mứt xoài Hòa Lộc được phát triển dựa trên loại cây ăn trái đặc sản của vùng ĐBSCL, cuộc thi khởi nghiệp ở trường THPT Cao Lãnh 1 còn xuất hiện nhiều sáng tạo đáng nể khác. Chẳng hạn như dự án làm sáo trúc khắc tên với thiết kế đậm chất truyền thống được chế tác từ chất liệu trúc thượng hạng của bạn Lê Trần Anh. Hoặc dự án làm trà mãng cầu, bột củ sen, tinh dầu khử mùi bằng hoa sen… của các bạn học sinh khác.
Giống như nhiều tỉnh thành khác tại miền Tây sông rạch, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên Đồng Tháp hầu hết đều hướng về những sản vật địa phương với mong muốn tìm ra con đường phù hợp nhất, hiệu quả nhất giúp người dân làm giàu.
[bs-quote quote=”Có lẽ vì học sinh miền Tây có chung xuất phát là sinh ra và lớn lên ở miền sông nước – nơi được coi là vùng trũng giáo dục, kinh tế còn nghèo trong khi điều kiện tự nhiên trù phú với vô số sản vật đặc trưng. Bởi thế, các em có chung khát vọng làm giàu trong lĩnh vực nông nghiệp” style=”style-22″ align=”center” author_name=”Cô Lê Thị Kim Loan” author_job=”Giáo viên dạy Vật Lý, THPT Cao Lãnh 1″][/bs-quote]
Mấy năm nay, với tinh thần khởi nghiệp dâng cao, nhiều học sinh từ cấp phổ thông ở Đồng Tháp đã được doanh nghiệp mời về để thực hiện dự án mình nghiên cứu. Nhiều học sinh thành đạt đã quay lại trường THPT Cao Lãnh 1 để giúp đỡ các bạn trẻ khác cùng khởi nghiệp.
Và vào đúng lúc người người, nhà nhà ở miền Tây đang đau đáu với vấn đề khởi nghiệp kiến quốc thì Hành trình Từ Trái Tim lại có mặt, tiếp thêm lửa nhiệt với những món quà là 5 đầu sách quý gồm Đắc nhân tâm, Nghĩ giàu làm giàu, Không bao giờ thất bại tất cả là thử thách, Khuyến học, Quốc gia khởi nghiệp.
Đánh giá về ý nghĩa của chương trình, ông Châu Quốc Tuấn cho hay: “Đây là một chương trình rất nhân văn, có ý nghĩa thôi thúc người trẻ thực hiện khát vọng lớn, mơ ước làm giàu vì muốn hưng thịnh quê hương, đất nước. Điều này rất đúng với chủ trương của tỉnh Đồng Tháp và nhiều tỉnh vùng ĐBSCCL. Tôi rất cảm ơn ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã lo lắng, chuẩn bị cho giới trẻ hành trang quý là tri thức để khởi nghiệp kiến quốc”.
Theo ông Tuấn, ở thời điểm này, có thể nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa và hiệu quả của chương trình Hành trình Từ Trái Tim. Tuy nhiên, việc phát triển tri thức, bồi dưỡng con người, chuyển hoa sức mạnh tri thức thành vật chất hiện hữu trong xã hội chắc chắn cần có nhiều thời gian. Đối với những nơi phong trào khởi nghiệp đang lên cao như ở THPT Cao Lãnh 1, từ học sinh đến giáo viên đều rất trân quý giá trị tri thức và động lực hun đúc khát vọng mà Hành trình mang tới.
[bs-quote quote=”Tôi rất nể trọng tấm lòng của ông Vũ, một người đã dám mở một lối đi khác biệt. Dù có nhiều người không hiểu, nhưng ông Vũ vẫn quyết tâm làm đến cùng và chỉ mong, trong 100 người nhận sách, có 10 người thực sự đọc và hiểu… Đó là tấm lòng sẵn sàng cho đi rất đáng ngưỡng mộ.” style=”style-22″ align=”center” author_name=”Thầy Châu Quốc Tuấn” author_job=”Hiệu trưởng THPT Cao Lãnh 1″][/bs-quote]
Hành trình Từ Trái Tim đang trao tặng những cuốn sách nền tảng nhất bằng một cách không thể ý nghĩa hơn
Được các hoa hậu, người đẹp đến trao và ký tặng sách vào hôm 24/9, Mỹ Tiên (cô gái với ý tưởng khởi nghiệp bằng xoài cát Hòa Lộc) tỏ ra rất hào hứng. Tiên đã nghe kể nhiều về 5 đầu sách mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ tự tay cẩn trọng lựa chọn và rất háo hức khi được cầm cùng lúc trên tay cả 5 cuốn với chữ ký của HH Mai Phương Thúy, Thùy Dung, Á hậu Tú Anh và ca sỹ Hải Yến Idol.
Mỹ Tiên đã đọc rất kỹ 5 cuốn sách mà Hành trình Từ Trái Tim trao tặng và nhận ra, mỗi cuốn đều là giá trị căn cốt nhất trong một khía cạnh về tri thức, tư tưởng. Nếu đã đọc kỹ và trải nghiệm, thực hành theo một cuốn, những cơ duyên khác sẽ dẫn dắt bạn đọc nhiều cuốn khác và hiểu rất sâu sắc về một khía cạnh của đời sống.
“Chẳng hạn khi mình đọc Đắc nhân tâm và thực hành theo nó thì sau đó lại có duyên tình cờ đọc các cuốn khác như Hiểu về trái tim, Quẳng gánh lo đi & vui sống… giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm giàu tâm hồn. Mình nhận ra Đắc nhân tâm là cuốn nền tảng nhất trong các cuốn mình từng đọc và nghĩ rằng các cuốn khác còn lại cũng như vậy“.
Cô Lê Thị Kim Loan cho rằng, mỗi người có khả năng tiếp nhận tri thức khác nhau. Có người thông qua con đường nghe sách, nghe người có trải nghiệm, hiểu biết nói chuyện, có người lại thích đọc sách giấy.
“Cái hay của Hành trình Từ Trái Tim là luôn có những người đẹp, tài năng, thành đạt đi cùng để chia sẻ những chiêm nghiệm của họ, giúp khơi dậy tinh thần ham đọc sách, trọng tri thức bởi không phải ngay từ đầu, ai cũng hiểu và biết tới 5 đầu sách mà Hành trình trao tặng. Ngoài ra, với những cuốn sách có chữ ký của người nổi tiếng, các bạn trẻ chắc chắn sẽ càng trân quý hơn“.
Tại ĐH Cửu Long (Vĩnh Long), khi nói về Hành trình Từ Trái Tim, ông Trần Thọ Tùng (đại diện nhà trường) cho rằng, đây là chương trình rất ý nghĩa trong bối cảnh các trường ở vùng ĐBSCL đang đẩy mạnh việc kết nối với các doanh nghiệp, trang bị cho học sinh, sinh viên nền tảng để khởi nghiệp thành công.
“Rất cảm ơn lãnh đạo Tập đoàn đã giúp truyền đến sinh viên không chỉ kiến thức mà còn giúp trang bị đạo đức, kỹ năng sống, cách xử lý các mối quan hệ và đặc biệt nhất là lan tỏa cảm hứng vươn lên, chống lại chủ nghĩa số phận. Đây là hành động rất nhân văn mà lần đầu tiên, ĐH Cửu Long có cơ hội được đón nhận“.
Có mặt tại Nông trường sông Hậu, lãnh đạo ở đây cho biết nông trường đang trong giai đoạn chuyển đổi thành doanh nghiệp với độ chuyên canh và áp dụng khoa học công nghệ cao hơn. Trong lúc này, việc trang bị tri thức cho nông trường viên càng trở nên quan trọng. Đúng lúc này, Hành trình Từ Trái Tim lại đến trao sách, động viên như một nguồn khích lệ tinh thần rất lớn.
[bs-quote quote=”Những cuốn sách sẽ là món quà quý với cán bộ nhân viên ở đây bởi hầu hết, người của nông trường đều có trình độ học vấn cao, cán bộ đều tốt nghiệp ĐH hoặc sau ĐH. Họ luôn trân quý và khát khao tri thức để có thể làm giàu bằng những cách sáng tạo trên mảnh đất nông trường đầy tiềm năng.” style=”style-22″ align=”center” author_name=”Ông Bùi Hữu Hiền” author_job=”Phó Giám đốc Nông trường Sông Hậu”][/bs-quote]