Phim ảnh phản ánh một phần cuộc sống và những bộ phim tâm lý học đã đem đến những câu chuyện, những góc nhìn sâu sắc, độc đáo về các khái niệm tâm lý học được lồng ghép trong phim. Mặc dù có thể có nhiều điều không hoàn toàn chính xác nhưng những bộ phim này đã góp phần giúp khán giả dễ dàng tiếp cận và có nhìn nhận đa chiều hơn về những người chịu tác động từ các hội chứng tâm lý trong cuộc sống.
Danh sách những bộ phim tâm lý dưới đây đều là những tác phẩm hay, đề cập đến tác động bên trong tâm trí một người sẽ có tác động lớn thế nào đến cuộc sống của họ.
1. A Beautiful Mind (2001) – Một Tâm Hồn Đẹp
A Beautiful Mind là một bộ phim tâm lý học của đạo diễn Ron Howard, dựa trên cuộc đời của thiên tài toán học và người từng đoạt giải Nobel John Forbes Nash, người bị bệnh tâm thần nặng và nhờ sự tận tụy của người vợ mà anh đã vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc đời. Bộ phim đã mô tả chi tiết những triệu chứng và nỗi khổ mà John Forbes Nash phải trải qua khi mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt. Phim giành được bốn giải Oscar trong đó có Phim hay nhất.
2. A Clockwork Orange (1971) – Cỗ Máy Con Người
A Clockwork Orange là một bộ phim tâm lý học, tội phạm của Stanley Kubrick, kể về nhân vật Alex, một thanh thiếu niên có xu hướng cực kỳ bạo lực. Sau khi bị phản bội bởi nhóm bạn thân của mình và bị đưa vào tù, Alex được chọn cho một nghiên cứu thử nghiệm, bằng cách tiêm một loại thuốc khiến anh buồn nôn cực độ mỗi khi xem những thứ bạo lực.
Những thí nghiệm trên cơ thể Alex có nhiều nét tương đồng với một số nghiêm cứu trong tâm lý học về việc ám thị, khi cơ thể Alex phản ứng lại với những điều bạo lực, âm nhạc cổ điển và cách mà anh bị ép buộc phải đối diện với chúng một lần nữa khiến anh được chữa lành. Dù sao thì A Clockwork Orange vẫn là một bộ phim tâm lý học hay mà bạn không nên bỏ qua.
3. The Silence of The Lambs (1991) – Sự Im Lặng Của Bầy Cừu
The Silence of The Lambs là một bộ phim tâm lý học, tội phạm do Jonathan Demme đạo diễn.
Phim xoay quanh nữ đặc vụ Clarice Starling được cử đến phỏng vấn một bác sĩ tâm lý và cũng là một kẻ ăn thịt người bệnh hoạn, nhằm tìm ra manh mối của kẻ tâm thần khác đang sát hại phụ nữ trên khắp vùng Trung Tây. Xuyên suốt bộ phim là những cuộc trò chuyện riêng giữa hai người, mà người này muốn xâm nhập và tìm hiểu về những cảm xúc phức tạp của người kia nhằm tìm thấy những điều họ cần.
4. Perfect Blue (1997) – Màu Của Ảo Giác
Perfect Blue là một bộ phim tâm lý học, kinh dị đầu tay của nhà làm phim nổi tiếng Satoshi Kon, có ảnh hưởng đến phong cách của Darren Aronofsky và Christopher Nolan.
Nội dung phim xoay quanh Mima Kirigoe, một biểu tượng âm nhạc tuổi teen quyết định từ bỏ nhóm nhạc nổi tiếng của mình để theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Hành động đó được xem như là sự phản bội đối với người hâm mộ và khiến cô đối mặt với những tình huống đáng sợ. Đồng thời phim cũng khai thác những khía cạnh về việc khủng hoảng danh tính có tác động mạnh mẽ đến một người như thế nào.
5. Shutter Island (2010) – Đảo Kinh Hoàng
Shutter Island là một bộ phim tâm lý học, bí ẩn của đạo diễn Martin Scorsese, kể về nhân vật cảnh sát Teddy Daniels, đến hòn đảo Shutter với hy vọng tìm ra tung tích của một bệnh nhân vừa mất tích. Tuy nhiên cuộc điều tra đã khiến anh khám phá ra nhiều sự thật gây sốc và đáng sợ về hòn đảo này. Với cách kể chuyện đan xen giữa hiện thực và tâm trí điên rồ, bộ phim đem đến một cái nhìn đa chiều về chứng rối loạn tâm thần và hoang tưởng của nhân vật.
6. Black Swan (2010) – Thiên Nga Đen
Black Swan là một bộ phim tâm lý học, kinh dị được đạo diễn bởi Darren Aronofsky.
Nội dung xoay quanh Nina, một nữ diễn viên ba lê đang theo đuổi vai chính trong vở Hồ thiên nga. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một nữ diễn viên ba lê khác đã tạo ra sự cạnh tranh và khiến Nina bộc lộ những góc tối của mình. Không chỉ khám phá tác động của việc căng thẳng và chủ nghĩa hoàn hảo của một người, bộ phim còn đem đến cái nhìn bao quát, xung quanh động lực gia đình, rối loạn nhân cách, ma túy, cùng các tình trạng tâm lý khác.
7. Fight Club (1999) – Sàn Đấu Sinh Tử
Fight Club là một bộ phim tâm lý học của đạo diễn David Fincher. Không chỉ là một bộ phim hay, Fight Club còn khai thác rất nhiều các học thuyết tâm lý phức tạp của Freud, về tiềm thức, cơ chế phòng thủ…
Bộ phim xoay quanh Jack, thanh tra bảo hiểm cho một hãng sản xuất ôtô nổi tiếng, có cuộc sống vật chất đầy đủ, nhưng luôn cảm thấy cuộc đời đơn điệu và mắc chứng bệnh mất ngủ nên quyết định tham gia các nhóm trị liệu. Bắt đầu từ đó anh làm quen với hai nhân vật mới là Marla Singer, Tyler Durden đầy nổi loạn và bị kéo vào âm mưu khủng bố thành phố.
8. Good Will Hunting (1997) – Chàng Will Tốt Bụng
Good Will Hunting là một bộ phim tâm lý học do Gus Van Sant đạo diễn.
Phim kể về một chàng lao công, Will Hunting, một thiên tài nhưng có cuộc sống gia đình phức tạp. Anh bị truy tố khi hành hung một sĩ quan cảnh sát và buộc tham gia những buổi trị liệu tâm lý, đồng thời khám phá tiềm năng toán học của mình. Những buổi trị liệu trong phim giúp nhân vật trị liệu và người trị liệu trở nên cởi mở với nhau hơn, cả hai nhìn nhận lại quá khứ và suy nghĩ về tương lai của mình sau mỗi lần gặp.
9. One Flew Over the Cuckoo’s Nest (1975) – Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu
One Flew Over the Cuckoo’s Nest là một bộ phim tâm lý học của đạo diễn Miloš Forman.
Nội dung kể về một tên tội phạm giả vờ phát điên vì cho rằng, việc trải qua thời gian ở trong trại tâm thần sẽ dễ chịu hơn là việc ngồi tù. Tuy nhiên sự thật lại không như những gì mà anh ta tưởng tượng. Bộ phim cho thấy cái nhìn về các phương pháp điều trị nhóm vào những năm 1960, cũng như khám phá cách một người có thể tạo ra sự khác biệt so với những người khác.
10. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004) – Ánh Dương Vĩnh Cửu Của Tâm Hồn Tinh Khiết
Eternal Sunshine of the Spotless Mind là bộ phim tâm lý học, hài hước lãng mạn của đạo diễn Michel Gondry. Phim kể về một cặp đôi Joel và Clementine đang gặp nhiều bất đồng trong cuộc sống, nên quyết định gặp Tiến sĩ Howard Mierzwiak để xóa bỏ ký ức về người kia. Tuy nhiên khí ký ức của họ dần mờ nhạt, cả hai nhận ra họ vẫn còn tình cảm với nhau sâu đậm nên tìm cách giữ lại hình ảnh của người mình yêu trong trí nhớ.
Bộ phim tâm lý học này đã cường điệu những phương thức chữa trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương, phân tách các loại chấn thương tinh thần liên quan đến mất mát hoặc đau buồn, và áp lên những cảm xúc tổn thương trong tình yêu mà một người có thể đối mặt.
11. Angry Men (1957) – 12 Người Đàn Ông Giận Dữ
12 Angry Men là bộ phim tâm lý học do Sidney Lumet đạo diễn, xoay quanh một nhóm 12 bồi thẩm đoàn đang xem xét số phận của một thanh niên Latino 18 tuổi bị buộc tội giết cha mình. Trong đó có một người được cho là bất đồng quan điểm với tất cả những người còn lại và cố gắng thuyết phục những người khác rằng bị cáo vô tội. Bộ phim có những bài học liên quan đến tâm lý xã hội, nó đề cập đến những định kiến và những khía cạnh được khám phá trong hành vi của con người.
12. Rain Man (1988)
Rain Man là bộ phim tâm lý học của đạo diễn Barry Levinson, kể về Charlie Babbit, một anh chàng chuyên bán ô tô tại Los Angeles, có anh trai bị mắc chứng tự kỷ đang được điều trị tại một viện nghiên cứu. Khi cha của hai anh em chết và giao tài sản của mình cho người anh, Charlie Babbit đã lên một kế hoạch để giành quyền giám hộ anh mình và kiểm soát số tiền thừa kế thông qua một chuyến đi xuyên quốc gia.
Bộ phim giúp người xem hiểu rõ về chứng tự kỷ ở thời điểm ít người biết về hội chứng này và việc kết nối của những người xung quanh với họ trong cuộc sống.
13. Gone Girl (2014) – Cô Gái Mất Tích
Gone Girl (2014) là bộ phim tâm lý học của đạo diễn David Fincher, xoay quanh cuộc sống của Nick, một giáo viên có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc người vợ là một nhà văn nổi tiếng. Vì vậy khi vợ anh mất tích trong một hoàn cảnh đáng ngờ, các phương tiện truyền thông nhanh chóng lật tẩy Nick và biến anh trở thành nghi phạm chính của vụ án. Bộ phim là một tác phẩm ấn tượng mô tả về một người có hội chứng thái nhân cách, thích thao túng, rối loạn về tâm trạng và một số triệu chứng trầm cảm.
14. Memento (2000) – Kẻ Mất Trí Nhớ
Memento là bộ phim tâm lý học của đạo diễn Christopher Nolan, nội dung kể về Leonard Shelby, một người đàn ông mắc chứng mất trí nhớ do anterograde, người không thể tạo ra những ký ức mới. Kết quả là, cứ sau vài phút, anh ta phải định hướng lại bản thân, và hỏi xem anh ta đang ở đâu và đang làm gì trong khi cố gắng tìm kiếm kẻ hại vợ mình. Bộ phim mô tả về chứng mất trí nhớ ngắn hạn, với những cảm xúc mạnh mẽ về sự tuyệt vọng, sự bối rối của những người mắc hội chứng này.
15. Regarding Henry (1991)
Regarding Henry là bộ phim tâm lý học của đạo diễn Mike Nichols, kể về Henry, một luật sư cứng rắn, bị bắn vào đầu trong một vụ cướp và bị tổn thương não. Anh ta tỉnh lại sau một cơn hôn mê với chứng mất trí nhớ ngược dòng. Khi đấu tranh để phục hồi khả năng nói và khả năng vận động cũng như lấy lại trí nhớ, anh ấy tìm lại các giá trị sống mới cho gia đình và bản thân.
Mặc dù các trường hợp mất trí nhớ ngược dòng trong đời thực thực sự khá hiếm và không được mô tả chính xác trong bộ phim tâm lý học này, nhưng dù sao Regarding Henry đã làm tốt việc cho thấy những khía cạnh mà bệnh nhận phải trải qua, có tác động lớn đến những người xung quanh như thế nào.