Không chỉ nổi tiếng về tài thần cơ diệu toán, Gia Cát Lượng còn có khả năng biện luận sắc sảo, ngôn từ có sức mạnh như “ngàn vạn gươm đao”.
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, được người đời vinh danh là “vạn đại quân sư”. Ngôn từ được xem là một trong những vũ khí nguy hiểm của Gia Cát Lượng, khiến ông chở thành một trong nhưng nhân vật được yêu thích nhất trong “Tam quốc diễn nghĩa”.
“Mắng chết” Tư đồ Vương Lãng trước ba quân
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng từng một mình khẩu chiến với đám nho sĩ nổi tiếng Giang Đông. Tuy Chu Du không phải là do Gia Cát Lượng trực tiếp mắng chết nhưng chỉ một câu “Diệu kế Chu Du an thiên hạ, vừa mất phu nhân lại thiệt quân” đã khiến Chu Du nhục nhã, chỉ nghĩ tới thôi đã không muốn sống, tức khí, thét lên: “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng” rồi qua đời. Gia Cát Lượng còn từng dùng “miệng lưỡi” sắc bén của mình mượn được Kinh Châu mà không trả. Hơn nữa, chỉ một cuộc nói chuyện ngắn ngủi của ông đã khiến Tư đồ Vương Lãng ngã ngựa mà đột tử.
Tạo hình Gia Cát Lượng của Đường Quốc Cường trong “Tam quốc diễn nghĩa” (1994).
Bộ phim truyền hình Tam Quốc diễn nghĩa (1994) đã tái hiện lại cuộc tranh luận giữa Vương Lãng và Gia Cát Lượng xoay quanh vấn đề về niềm tin mà hai bên tôn thờ. Vì không thắng được Gia Cát Lượng, cho nên Vương Lãng mới uất giận bỏ mạng. Theo đó, vào năm Kiến Hưng thứ năm nhà Thục Hán dưới thời Lưu Thiện, Gia Cát Lượng cất quân Bắc phạt. Đô đốc nước Nguỵ là Tào Chân cùng với quân sư là Vương Lãng bấy giờ đã 76 tuổi, đem 20 vạn quân Nguỵ ra chống cự. Gia Cát Lượng liên tục hạ các thành trì của quân Ngụy khiến Tào Chân phải tìm cách lấy lại tinh thần binh sĩ.
Vương Tư đồ là lão thần của Bắc Ngụy Tào Tháo. Ông nổi tiếng là người có biệt tài biện luận, xin Tào Chân ra trận tiền để biện luận với Gia Cát Lượng một trận khiến lòng quân Thục nao núng. Vương Lãng tự tin ông có thể dụ hàng Gia Cát Lượng nên ra trước trận thuyết phục Gia Cát bỏ Thục về với Ngụy.
Video: Cảnh Gia Cát Lượng “chửi” khiến Vương Lãng uất ức mà đột tử.
Trong Tam quốc, Tào Tháo lấy danh nghĩa của thiên tử để mệnh lệnh cho chư hầu, danh bất chính, ngôn bất thuận. Nhìn từ góc độ của Gia Cát Lượng, phải dùng chính tôn thất nhà Hán để khôi phục nhà Hán thì mới là đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, Tào Tháo là một kiêu hùng, ông có mắt nhìn xa, mưu đồ của ông không chỉ là một nước Nguỵ nhỏ bé. Vương Lãng cũng nói thiên hạ bây giờ đã khác, người có năng lực mới giành được thiên hạ. Điều Vương Lãng muốn nói, đó là tôn thất nhà Hán quả thật vô dụng, với năng lực của Tào Tháo, chắc chắn có thể giúp thiên hạ có được cuộc sống tốt hơn, Tào Tháo lên ngôi vua là một việc hết sức hiển nhiên.
Thế nhưng, Gia Cát Lượng còn “cao tay” hơn. Ông không những không bị khuất phục mà đã mắng lại Vương Lãng là gian thần nhà Hán, bỏ họ Lưu theo họ Tào. Gia Cát Lượng chỉ cần dùng lời nói đã khiến Vương Lãng đến đuối lý. Họ Vương uất giận, hú lên một tiếng mà ngã đột tử dưới chân ngựa. Tất thảy ba quân đều kinh hãi, tướng Nguỵ là Tào Chân thất kinh, còn Gia Cát Lượng thì ngồi xuống, nở một nụ cười nhẹ nhàng, tay khuơ quạt nhìn kết quả.
Đánh lui 15 vạn quân Tào chỉ bằng một tiếng đàn
Không chỉ có khả năng biện luận, Gia Cát Lượng còn có tài nắm bắt tâm lý của kẻ địch. Sau khi nghe tin đại quân Tư Mã Ý vây hãm bên ngoài, ông lệnh mở toang hết 4 cổng thành và cắt cử ở mỗi cổng thành khoảng hai chục binh sĩ mặc quân áo dân thường. Khi truyền lệnh xong, Gia Cát Lượng mang theo một cây đàn cùng với hai tiểu đồng, đi lên mặt thành, đốt hương gảy đàn.
Gia Cát Lượng chỉ ngồi gảy đàn đã khiến quân của Tư Mã Ý phải rút lui.
Nghe thám báo về báo lại tình hình, Tư Mã Ý ra lệnh cho quân sĩ lập tức dừng lại, tự phi ngựa lên phía trước nhìn lên thì thấy Gia Cát Lượng ở trên mặt thành vẻ mặt tươi cười ngồi tựa lan can, đốt hương gảy đàn, bên trái có một tiểu đồng, tay bưng một thanh gươm báu, bên phải cũng có một tiểu đồng tay cầm phất trần. Trong ngoài cổng thành chỉ có chừng hai chục người dân thường, cắm cúi quét đường cứ như thể không có ai ở bên mình. Sau khi nhìn thấy cảnh tượng đó, Tư Mã ý nghi ngờ rằng trong thành có mai phục, vội vàng ra lệnh lui binh.
Tư Mã Ý biết mình chưa thể xuống tay với Gia Cát Lượng vì bản thân phải đối phó với nhiều mối đe dọa đố kỵ trong triều. Nếu Gia Cát Lượng chết, con đường vào Thục Hán mở toang, Tư Mã Ý biết mình sớm muộn cũng sẽ trở thành cái gai trong mắt nhà Ngụy. Chỉ cần Gia Cát Lượng còn sống, thế lực Tào Ngụy có thể bị kiểm soát, tạo ra thế cục cân đối. Dù nhà Tư Mã có bị họ Tào nghi ngờ, kiêng kị thì vẫn có giá trị lợi dụng. Nếu không, họ Tư Mã sẽ rất nhanh bị diệt tộc.
Tư Mã Ý hiểu được ý đồ của Gia Cát Lượng nên cho quân rút lui.
Ngoài ra, Tư Mã Ý trước sau luôn là người chủ động phòng thủ. Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt Bắc phạt thì ông đều thủ vững. Sau này, vị quân sư này bị bệnh mà chết trên chiến trường, ông cũng không đuổi cùng giết tận. Có thể nói, Tư Mã Ý một lần nữa đã nhìn xa trông rộng. Ông duy trì cục diện Tam quốc đến cuối đời, để tích lũy quyền lực cho hậu duệ sau này phế bỏ nhà Ngụy, rồi mới thống nhất Trung Hoa. Bên cạnh đó, khả năng “tâm lý chiến” của Gia Cát Lượng lưu truyền từ thời Tam quốc đến ngày nay càng khiến hậu thế thêm khâm phục tài trí con người này.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Khác với miêu tả trong “Tam quốc diễn nghĩa”, số phận của chị em Nhị Kiều nức tiếng Giang Đông ở đời thực không hề viên mãn như hậu thế vẫn tưởng tượng.
Theo Nguyệt Lương ([Tên nguồn])