Ở độ tuổi này, tốc độ lão hóa của cơ thể sẽ tăng nhanh, bạn sẽ cảm thấy mọi mặt của cuộc sống đều đang thay đổi. Đồng thời, hầu hết mọi người đều bước vào giai đoạn nghỉ hưu, không còn thu nhập cố định.
Cho nên, nếu không lập kế hoạch tốt cho cuộc sống tuổi già, bạn có thể sẽ gặp phải đủ loại vấn đề đau đầu. Đặc biệt là 3 “đường lui” sau đây.
1. Đường lui để đối phó với rủi ro: một số tiền tiết kiệm nhất định
Trong túi dư dả, mọi sự đều bình tĩnh. Câu này không chỉ đúng trong trường hợp đối mặt khó khăn hay sự cố bất ngờ, mà còn bao gồm cả khi con người đến tuổi già.
Nhất là hiện nay, thế hệ người trẻ đang phải chịu áp lực lớn trong cuộc sống, phải bươn chải để nuôi sống bản thân, đôi khi khó có khả năng phụng dưỡng cha mẹ già ở quê nhà.
Vậy thì đối mặt với tình huống này, sự chuẩn bị duy nhất mà người trung niên có thể làm chính là một khoản tiền dư dả trong tay. Suy cho cùng, chỉ khi ổn định về tài chính, người ta mới có thể bình tâm để đối phó với mọi rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống.
Không ai lường trước mọi chuyện trong tương lai. Nếu con cái không phụng dưỡng, cơ thể đổ bệnh, chi phí y tế đắt đỏ… chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có tiền?
Vì vậy, tại giai đoạn quan trọng này, sự chuẩn bị về tài chính là đường lui quan trọng nhất, tuyệt đối không thể bỏ qua. Vì vậy, dù chi tiêu cho bất cứ việc gì, người trung niên cũng không nên dồn hết trứng vào một giỏ. Hãy luôn duy trì một khoản tiết kiệm dự phòng để lo cho tương lai tuổi già sau này.
Chỉ khi ổn định về tài chính, người ta mới có thể bình tâm để đối phó với mọi rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống. Ảnh: Sohu
2. Đường lui để không làm phiền người khác: thân thể khỏe mạnh
Dù có nhiều cách để tận hưởng cuộc sống sau khi nghỉ hưu, nhưng xét cho cùng, nếu bạn muốn làm bất cứ điều gì, điều kiện tiên quyết là bạn cần một cơ thể khỏe mạnh.
Có câu nói rằng: Nếu cuộc sống của một người là một tấm séc đầy những con số 0, thì sức khỏe là số 1 đầu tiên, đặt trước vô số số 0 trên tấm séc. Nếu không có số 1 đầu tiên, dãy số phía sau dài đến đâu cũng vô giá trị.
Có thể thấy sức khỏe quan trọng như thế nào đối với một người, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên. Có sức khỏe tốt, chúng ta có thể bớt chịu nỗi đau bệnh tật, tận hưởng hạnh phúc gia đình nhiều hơn. Mặt khác, bạn không cần làm phiền, gây rắc rối cho người xung quanh.
Nhiều người có thể muốn nuôi con dưỡng già, mong những lúc ốm đau bệnh tật sẽ có con cháu ở bên giường để quan tâm chăm sóc. Nhưng trên thực tế, thế hệ sau phải chịu rất nhiều áp lực công việc, thậm chí không có thời gian lo cho chính bản thân. Như vậy, con cháu càng khó có thể suốt ngày chăm sóc cha mẹ già. Bản thân cha mẹ cũng không muốn rơi vào tình trạng mất khả năng tự sinh hoạt hàng ngày, phụ thuộc hết vào người khác.
Muốn sở hữu đường lui này, tốt hơn hết là bạn nên tập thể dục đều đặn, giữ cơ thể ở mức khỏe mạnh, có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng. Có như vậy, bạn mới có thể thực sự nhận ra vẻ đẹp của tuổi già.
3. Đường lui để có một “bến đỗ tinh thần”: Bạn đời cảm thông
Về già, ai là người quan trọng nhất? Không còn nghi ngờ gì nữa, đó phải là nửa kia của cuộc đời.
Ở tuổi trung niên, các con đã kết hôn và bắt đầu chạy đua với sự nghiệp để lo cho gia đình riêng của mình. Người thân gắn bó mật thiết nhất chỉ còn vợ / chồng của bạn mà thôi.
Trân trọng người bạn đời đã đồng hành, sát cánh bên nhau suốt nửa phần đời vừa qua. Ảnh: Sohu
Cho dù là bệnh vặt hàng ngày hay gánh nặng tinh thần, người mà bạn có thể yên tâm chia sẻ, dựa dẫm và cùng bàn bạc chính là nửa kia. Vì vậy, về già, một người muốn ổn định và hạnh phúc thì phải có một gia đình hòa thuận. Nếu muốn một gia đình hòa thuận thì phải có một mối quan hệ hạnh phúc, có sự quan tâm và thấu hiểu lẫn nhau với bạn đời.
Bạn phải biết rằng ở tuổi trung niên, người mà bạn nên trân trọng nhiều nhất không phải là người thân, bạn bè hay con cái, mà chính là người bạn đời đã đồng hành, sát cánh bên nhau suốt nửa phần đời vừa qua.
Lời kết
Nhiều người dù đã đến tuổi trung niên nhưng vẫn thiếu ý thức hoạch định cuộc đời, cho rằng chỉ cần có vợ con là sống thoải mái, yên ổn. Nhưng trên thực tế, trong những năm cuối đời, nếu không tự chuẩn bị cho mình 3 đường lui trên từ sớm, rất có thể bạn sẽ rơi vào cảnh trở tay không kịp, tiến thoái lưỡng nan.
Chỉ bằng cách chuẩn bị tốt cho bản thân, bạn mới có thể thực sự an hưởng tuổi già, tận hưởng quãng đời còn lại trong hòa bình và hạnh phúc.
*Nguồn: Sohu