Khu vực tủ quần áo
Tại khu vực tủ quần áo, tôi mạnh dạn “thanh lý” 7 loại đồ đạc để không gian sống trở nên thông thoáng và gọn gàng. Với tôi, nguyên tắc “chỉ giữ lại những gì cần thiết” không đơn thuần là cách sắp xếp đồ đạc, mà còn là kim chỉ nam cho một lối sống đơn giản, dễ chịu và thoải mái.
Và đây là danh sách 7 loại đồ đạc mà tôi đã “thanh lý” ra khỏi tủ quần áo:
– Những món đồ hư hỏng mà không thể sửa chữa (bao gồm cả phụ kiện như mũ, giày dép…)
– Những món đồ không còn vừa với dáng người
– Những món đồ đã “vứt xó” suốt một năm qua
– Những món đồ không còn yêu thích
– Những món đồ có thể gây dị ứng
– Những loại hộp đựng quần áo không phù hợp
– Những móc treo dễ làm hỏng quần áo
Khu vực bếp
Có thể bạn không để ý nhiều, nhưng thực tế phòng bếp ảnh hưởng khá lớn đến không gian tổng thể của ngôi nhà. Nói một cách dễ hiểu, một căn bếp gọn gàng ngăn nắp sẽ làm cho cả ngôi nhà trở nên đẹp và thoáng đãng hơn rất nhiều.
Vậy nên tại đây, tôi lại tiếp tục “say goodbye” 7 loại đồ đạc:
– Các loại hộp đựng gia vị rỗng hoặc thừa thãi
– Dụng cụ ăn uống dư thừa hoặc hư hỏng
– Những thiết bị gia dụng nhỏ không sử dụng
– Những chiếc nồi chảo “hot trend” (mua theo cảm hứng nhưng thực tế không sử dụng được)
– Giẻ lau và khăn rửa bát bẩn
– Túi nhựa đựng thức ăn
– Các món đồ trang trí dễ bám dầu mỡ
Khu vực phòng khách
Phòng khách là “mặt tiền” của cả ngôi nhà nên đừng biến nó trở thành nơi chứa đồ lặt vặt. Để phòng khách luôn trong trạng thái sang trọng và gọn gàng, tôi thường nói không với sự xuất hiện của 6 loại đồ vật. Nếu chúng xuất hiện, ngay lập tức sẽ được tôi dọn dẹp ra khỏi không gian phòng khách:
– Các loại đồ chơi của trẻ nhỏ bị hư hỏng
– Thảm dễ bám bẩn và khó vệ sinh
– Tạp chí trên bàn trà
– Các dụng cụ nhỏ dưới tủ TV
– Thuốc hết hạn
– Cây cảnh héo úa
Khu vực phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi riêng tư nhưng nếu không được chăm chút cũng sẽ rất nhanh trở thành “bãi chiến trường” của sự bừa bộn. Ở khu vực này, tôi luôn dọn dẹp và vứt thật nhanh 5 loại đồ đạc:
– Hộp carton từ những lần “unbox” hàng hoá
– Hóa đơn mua sắm không cần thiết
– Những tài liệu cũ không còn giá trị sử dụng
– Sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo không dùng đến
– Những món đồ lặt vặt, thừa thãi hoặc không có tác dụng cụ thể
Khu vực phòng tắm
Phòng tắm là khu vực ẩm ướt và dễ phát sinh vi khuẩn nhất trong nhà, vì vậy, việc giữ cho không gian này luôn gọn gàng là điều cực kỳ cần thiết. Để tránh tạo thêm điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tôi luôn chú ý loại bỏ 5 món đồ sau:
– Khăn tắm bị sổ lông hoặc sờn chỉ
– Bàn chải đánh răng bị tưa đầu
– Xà phòng ít khi sử dụng, chỉ để trang trí
– Sữa tắm, dầu gội đã sử dụng hết, chỉ còn vỏ rỗng
– Những thiết bị nhà tắm “hot trend” nhưng chưa 1 lần dùng tới
Nguồn: Aboluowang
Nguồn tin: https://cafef.vn/toi-da-vut-30-mon-rac-trong-nha-de-tong-cuu-nghinh-tan-khuyen-ban-cung-nen-hoc-cach-buong-bo-188241218143457233.chn