Bữa sáng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu như buổi sáng chúng ta không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải cả ngày dài. Không chỉ vậy, 1 số sai lầm trong bữa sáng còn khiến đường huyết trong máu của nhiều người khó kiểm soát. Điều này tác động tiêu cực tới cơ thể và sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là những thói quen mà nhiều người mắc phải, vô tình khiến bệnh tiểu đường trở nặng:
1. Bỏ bữa sáng hoàn toàn
Nhiều người có thói quen bỏ hẳn bữa sáng dù đây là hành vi “tàn phá” sức khỏe của họ. Đặc biệt, đối với người bệnh tiểu đường, thói quen này càng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của họ, làm tình trạng bệnh tệ hơn.
Khi chúng ta bỏ ăn sáng, lượng đường trong máu sẽ giảm sút (hạ đường huyết). Chuyên gia dinh dưỡng và nhà giáo dục về tiểu đường – Caroline Thomason đã chia sẻ rằng: Những người nhịn ăn sáng thường sẽ rất đói vào buổi tối vì họ nạp nhiều carbohydrate. Thay vì thế, chế độ ăn giàu protein, chất xơ sẽ làm lượng đường trong máu ở mức ổn định, không bị tăng vọt hay sụt quá thấp. Người bệnh tiểu đường cần tránh việc đường trong máu thay đổi liên tục vì dễ làm bệnh trở nặng, gây biến chứng.
2. Bữa sáng ít chất xơ
Chúng ta cần giữ thói quen đảm bảo bữa sáng cân bằng để không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Y tá, chuyên gia giáo dục và chăm sóc bệnh tiểu đường Jacinda Shapiro đã khẳng định rằng, chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tiểu đường: “Chất xơ thúc đẩy sản xuất các axit béo chuỗi ngắn có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu”. Bởi vậy, mỗi người nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày, nhất là bữa sáng để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Bữa sáng giàu carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa
Một trong những sai lầm mà nhiều người bệnh tiểu đường mắc phải là duy trì bữa sáng giàu carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa. Theo Peggy Kraus – nhà sinh lý học thể dục lâm sàng và chuyên gia giáo dục, chăm sóc bệnh tiểu đường, việc kết hợp carbohydrate tinh chế với chất béo là thảm họa đối với người bệnh tiểu đường. Bữa sáng, chúng ta nên lựa chọn thưởng thức ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại đậu… để đảm bảo sức khỏe.
4. Ăn quá nhiều
Lượng đường trong máu có thể thay đổi theo thói quen ăn uống của bạn. Nếu bạn nhịn đói ngày hôm nay, hôm sau bạn có thể sẽ nạp vào cơ thể nhiều thức ăn hơn. Điều này có thể ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều vào 1 thời điểm mà nên duy trì chế độ ăn cân bằng, vừa phải. Sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ, nếu cảm thấy lượng đường trong máu có dấu hiệu tăng lên, bạn hãy kiểm tra lại những thực phẩm mà mình nạp vào. Ngoài ra, chúng ta cần ghi nhớ phải bổ sung các chất béo không bão hòa, chất xơ, protein… để có 1 bữa sáng cân bằng.
5. Uống nước trái cây
Nhiều người lạm dụng nước trái cây vì nghĩ rằng chúng có đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thực chất, nước trái cây hoặc nước ép sẽ đưa lượng đường trong máu về lại mức bình thường khi chúng xuống thấp. Bởi vậy, chúng có thể làm tăng sản xuất insulin ở người bệnh tiểu đường, có thể gây tăng cân. Bởi vậy, những người đang mắc bệnh tiểu đường không nên lạm dụng nước trái cây dù đây là thức uống yêu thích của họ.
Theo Eatingwell
Nguồn tin: https://cafef.vn/sai-lam-chi-mang-lam-duong-huyet-luc-tut-luc-tang-vot-nguoi-tieu-duong-muon-khoe-manh-can-ne-ngay-188240125162729651.chn