Trong nhiều gia đình ở các nước châu Á, người phụ nữ thường đảm nhiệm việc nhà nhiều hơn, chẳng hạn như nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc con cái,… Không phủ nhận nhiều người đàn ông thời hiện đại đã biết giúp đỡ vợ mình việc nhà nhưng chỉ ở mức độ tương đối, ít có sự gắn kết trong gia đình. Chính điều này khiến những đứa trẻ thiếu đi sự đồng hành từ bố.
80% các ông bố cho rằng họ bận rộn với công việc, không có thời gian chăm sóc con. Tuy nhiên, thực tế trong cuộc sống, hầu hết các bà mẹ cũng làm việc rất chăm chỉ ở nơi làm việc, lại đảm nhận phần lớn việc nhà, nuôi dạy con sau khi tan sở.
Nhiều người dường như coi đây là điều hiển nhiên mà không biết rằng, cách nuôi dạy trẻ kiểu này có thể tác động tiêu cực đến sự trưởng thành và phát triển của con cái họ.
Trẻ có thể cảm thấy cô đơn, không có cảm giác an toàn nếu không có sự hiện diện và chăm sóc của bố. Trẻ có thể trở nên phụ thuộc quá mức vào mẹ, gây cản trở sự phát triển tính tự lập. Việc trẻ thiếu hình mẫu và sự hướng dẫn từ bố còn ảnh hưởng đến bản dạng giới và mô hình hành vi. Đặc biệt, trẻ thiếu sự hỗ trợ và quan tâm về mặt cảm xúc từ bố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý.
Các chuyên gia giáo dục và tâm lý chỉ ra, người bố đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Việc bố dành nhiều thời gian cho con có thể giúp con xây dựng cảm giác an toàn, tin tưởng, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
Cụ thể, người bố dành nhiều thời gian cho con sẽ mang lại những lợi ích sau:
1. Thúc đẩy mối quan hệ giữa bố và con cái: Trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ bố. Chẳng hạn, các ông bố có thể hướng dẫn con làm đồ thủ công, đi dạo công viên cùng con,… khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, đồng thời giúp mối quan hệ giữa bố và các con trở nên tốt hơn.
2. Nuôi dưỡng bản sắc giới tính của trẻ: Bố là hình mẫu nam giới quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, dành nhiều thời gian bên con để giúp con hiểu rõ hơn về bản thân và vai trò giới. Chẳng hạn, các ông bố có thể giúp con sửa đồ chơi, xách đồ,… để con cảm nhận được sức mạnh, khả năng của đàn ông và hiểu rõ hơn về bản thân dạng giới của mình.
3. Cải thiện sự tự tin của trẻ: Những người bố dành nhiều gian cho con cái sẽ khiến trẻ cảm nhận được giá trị và tầm quan trọng bản thân, từ đó nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng. Chẳng hạn, người bố có thể khen ngợi những điều trẻ làm tốt, sự tiến bộ của trẻ,… Những phản hồi tích cực này có thể khiến trẻ tự tin và tự hào hơn.
4. Thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ: Những người bố dành nhiều thời gian hơn cho trẻ có thể giúp trẻ thể hiện cảm xúc tốt và nâng cao khả năng quản lý cảm xúc. Chẳng hạn, bố có thể trò chuyện với con, lắng nghe con chia sẻ, dạy con cách thể hiện cảm xúc,… Những kỹ năng này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ.
5. Nuôi dưỡng tính độc lập: Các ông bố thường chú trọng hơn đến việc nuôi dưỡng tính tự lập, khuyến khích trẻ tự mình giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, người bố có thể giúp con mặc quần áo, đánh răng, chuẩn bị sách vở đi học,… Những việc nhỏ này tuy đơn giản nhưng có thể giúp trẻ học cách tự chăm sóc bản thân và phát triển khả năng tự lập, tự giác.
6. Cung cấp các phương pháp giáo dục đa dạng: Khi giáo dục con cái, các ông bố thường sử dụng các phương pháp đa dạng như chơi trò chơi, đưa ra thử thách, luyện tập. Chẳng hạn, bố có thể cùng con làm thí nghiệm, quan sát thiên nhiên, phiêu lưu, tham quan ngoài trời,… Những hoạt động này giúp trẻ tiếp thu kiến thức thực tế và trau dồi tinh thần tìm tòi, đổi mới.
7. Nâng cao tính cạnh tranh: Trẻ đồng hành cùng người bố nhiều sẽ giúp tăng tính cạnh tranh hơn trong học tập, thể thao và giao tiếp xã hội,… Chẳng hạn, các ông bố có thể dạy con chơi bóng đá, bóng rổ, bơi lội,… Các môn thể thao không chỉ rèn luyện thể chất cho trẻ mà còn rèn luyện tinh thần đồng đội, tính cạnh tranh. Đồng thời, người bố nên cùng con các hoạt động xã hội để trẻ học cách giao tiếp với người khác, cũng như nâng cao các kỹ năng xã hội khác.