Đời Sống Những điều kỳ lạ ở nhà vệ sinh tại các nước trên thế giới Last updated: 03/09/2023 12:59 pm Cafe Bệt Share Nếu như ở Mỹ, giấy vệ sinh được thả trực tiếp vào bồn cầu thì hầu hết nhà vệ sinh công cộng ở các nước châu Á đặt một thùng rác bên cạnh để tập kết giấy vệ sinh. Nhiều khu vực ở Trung Quốc vẫn sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm truyền thống, đặc biệt là toilet công cộng. Một số người gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng trong tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh ở đây. Người dân Nam Cực sử dụng nhà vệ sinh di động. Bồn cầu loại này có thể niêm phong chất thải trong túi nhựa. Sau khi “đi nặng” xong, bạn chỉ cần nhấn nút và 2 phút sau, quá trình niêm phong hoàn tất. Sau đó, bạn chỉ cần bỏ túi chất thải vào thùng rác. Do phụ nữ Nhật Bản thường cảm thấy xấu hổ khi bị người khác nghe thấy âm thanh khi họ đi vệ sinh, các kỹ sư ở nước này đã lắp đặt một thiết bị tạo ra tiếng xả nước ngay cả khi không xả nước. Ở nhiều quốc gia như Trung Quốc hay Hàn Quốc, nhà vệ sinh công cộng không được cung cấp đầy đủ giấy nên người dân thường mang theo giấy vệ sinh khi ra ngoài. Nhà vệ sinh Campuchia có tính năng vòi xịt. Vì nhiều hệ thống xử lý nước thải không thể xử lý được giấy nên vòi xịt sẽ giúp vệ sinh sạch sẽ mà không gây tắc. Đa số các nhà vệ sinh Việt Nam cũng đang sử dụng vòi xịt. Nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và Thái Lan thường dùng chung cho tất cả các đối tượng, không phân biệt nam nữ, người chuyển giới, người khuyết tật hay trẻ nhỏ. Nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản có nút khẩn cấp. Nó khiến nhiều người nhầm là nút xả nước. Đây là thiết bị hữu ích cho những người lớn tuổi khi cần sự giúp đỡ. Nó sẽ gửi tín hiệu báo động đến bộ phận an ninh. Ở Indonesia, người ta sử dụng tay trái cho việc đi vệ sinh và tay phải để ăn uống. Xà phòng trong nhà vệ sinh công cộng ở Hàn Quốc rất đặc biệt. Nó thường được gắn vào một cây cột và bạn cần chà xát tay vào đó để lấy lấy xà phòng. Bạn nên biết từ địa phương dùng để chỉ nhà vệ sinh khi đi du lịch nước ngoài. Nhiều nước châu Âu như Pháp, Đức và Hà Lan gọi nhà vệ sinh là “water closet” hoặc “toilette”. Còn ở Australia, nó được gọi là “dunny”, ở vương quốc Anh được gọi là “loo” và tại Nhật là “ben-jo”. Nhật Thùy (Nguồn: Brightside) Share This Article Twitter Email