1. Thu nhập và tài sản
Đừng khoe khoang bằng lời nói vì điều này dễ khiến mọi người nghĩ rằng bạn sai. Nhiều người vẫn nghĩ: “Tôi làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, tại sao tôi không thể nói chứ?”.
Đúng vậy, kiếm tiền không có gì sai, nhưng nếu bạn thoải mái khoe thu nhập, nói về bất động sản và khoe xe hơi, điều đó sẽ dễ khiến người khác ghen tị.
Trong tâm lý học, có một “thuyết so sánh xã hội” do nhà tâm lý học Festinger đề xuất. Ông tin rằng mọi người sẽ vô thức so sánh bản thân với người khác. Và việc so sánh này thường không phải vì tò mà mà do lo lắng, ghen tỵ.
Nếu bạn nói rằng bạn kiếm được hàng trăm ngàn đô la một năm, người khác có thể mỉm cười và nói “tuyệt”, nhưng sau lưng họ có thể nghĩ: “Chẳng phải chỉ là may mắn thôi sao?”, “Bạn làm gì khuất tất mới kiếm được lợi nhuận khủng”.
Bạn càng thể hiện thì càng tạo áp lực cho người khác. Người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ chủ động nói về tiền bạc, nhưng họ chắc chắn sẽ khiến người khác cảm thấy họ đang sống một cuộc sống đủ đầy, đàng hoàng. Đây mới thực sự là kiểu khoe khoang cao cấp – họ không nói mình giàu có đến mức nào, nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua là biết họ không hề thiếu tiền.
2. Hôn nhân và cảm xúc
Người có EQ cao sẽ không bao giờ mang chuyện gia đình đi kể lể, chẳng hạn như: “Chồng tôi kiếm ít tiền lắm”, hay ” Vợ tôi rất nóng tính”, “Vợ chồng tôi đang chiến tranh lạnh”,… Những nội dung này được tiết lộ thoải mái trên bàn ăn hay trong nhóm bạn bè thực chất là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp.
Trong tâm lý học, có một thuật ngữ gọi là “ranh giới cảm xúc”, chỉ không gian riêng tư cần có trong mọi mối quan hệ. Một khi thông tin bị phát tán, nó chẳng khác gì phá hỏng mối quan hệ.
Nếu bạn coi chuyện hôn nhân như đề tài bàn tán, theo thời gian, người khác sẽ không còn tôn trọng bạn nữa, huống hồ là gia đình bạn. Thậm chí, có người còn lợi dụng thông tin của bạn để xúi giục sau lưng và lợi dụng bạn khi bạn đang gặp khó khăn.
Những người thực sự khôn ngoan, ngay cả khi có xích mích trong hôn nhân, họ cũng chỉ giải quyết sau cánh cửa đóng kín và không bao giờ dễ dàng tiết lộ với người khác.
3. Thành tích và khuyết điểm của con trẻ
Khoe khoang trẻ em = Sự phóng chiếu cảm xúc, thường trở thành gánh nặng.
Nhiều phụ huynh nói về điểm số tốt của con mình, số lớp học kèm mà chúng đã tham gia và gần đây chúng luôn đạt giải nhất lớp mỗi khi có cơ hội.
Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ chia sẻ có phần cực đoan, chẳng hạn như: “Con trai tôi quá ngu ngốc”, “Con gái tôi chẳng có tham vọng gì cả”,…
Cho dù là thể hiện hay phàn nàn thì về cơ bản đó là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp. Những lời nói không phù hợp của cha mẹ là nguồn gốc khiến trẻ em mặc cảm. Sự phát triển của trẻ cần được khuyến khích, không nên thành chủ đề trò chuyện để người ngoài bình luận và chỉ trích.
Cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ không nói về con cái một cách tùy tiện. Họ chú ý nhiều hơn đến cảm xúc riêng của con, thay vì lợi dụng con để thỏa mãn cảm giác thành tựu hay trút giận. Nếu một người kiềm chế hơn trong lời nói với con cái, tính cách của trẻ sẽ hoàn thiện và tự tin hơn.
4. Những trải nghiệm bi thảm trong quá khứ
Thú nhận với người khác không phải là sự dũng cảm, mà khiến bản thân càng rơi vào năng lượng tiêu cực.
Một số người thích phơi bày những vết sẹo của chính mình, chẳng hạn như tuổi thơ khốn khổ của họ, cuộc hôn nhân thất bại, hay người khác đã đối xử tàn nhẫn với họ như thế nào. Họ có thể nói chuyện suốt nửa giờ đồng hồ, hoặc thậm chí kể với tất cả mọi người mà họ gặp, như thể họ sẽ không còn ý nghĩa tồn tại nếu họ không lên tiếng.
Nhưng thực chất đây là một dạng “sự phụ thuộc vào cảm xúc” và là biểu hiện của sự thiếu hụt bên trong.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Karen Horney đã từng đề xuất “cơ chế phòng vệ hình ảnh bản thân”, nghĩa là để được công nhận, mọi người sẽ thể hiện quá mức những điểm yếu của mình và hy vọng người khác sẽ cảm thông và chấp nhận họ.
Nhưng những người có trí tuệ cảm xúc cao hiểu rằng một số chấn thương không cần phải giải thích, và một số nỗi đau có thể mạnh mẽ hơn khi im lặng thay vì nói ra.
Không phải là họ không đau khổ, nhưng họ không nói về điều đó, vì họ biết rằng càng nói về nó, họ sẽ càng bị gán cho nhiều nhãn mác; càng che giấu nó, họ sẽ càng được tôn trọng.
Đừng nói mọi thứ, sự im lặng là vũ khí tốt nhất của một người. Bạn nói ít hơn, không phải vì bạn không trung thực, mà vì bạn có ý thức về ranh giới; bạn ẩn mình sâu sắc, không phải vì bạn không thật, mà vì bạn biết cách bảo vệ bản thân.
Suy cho cùng, không phải ai trên thế giới này cũng muốn nghe sự thật và không phải ai cũng xứng đáng được nghe sự thật. Giữ im lặng là biểu hiện của sự tự tu dưỡng và trí tuệ.
Nguồn tin: https://cafef.vn/nguoi-co-eq-thap-cang-thich-noi-ve-4-chu-de-rieng-tu-sau-nguoi-eq-cao-he-rang-khong-noi-mot-loi-188250710164532275.chn