Có người đặt ra một câu hỏi rằng: Những người trẻ có mức lương hàng tháng 40 triệu không dám mua quần áo trong trung tâm thương mại, thậm chí còn ra chợ mua quần áo.
Thoạt nhìn, có vẻ như thu nhập 40 triệu một tháng đã là một mức thu nhập tốt. Ngay cả khi không mua được quần áo hàng hiệu, vậy thì mua quần áo của những hãng bình dân có lẽ cũng không phải điều quá khó khăn.
Nhưng sự thật không đơn giản như vậy.
Người được phỏng vấn, Thắng, là một nhân viên văn phòng, anh kiếm được 40 triệu một tháng, nhưng khi nhìn thấy những bộ quần áo hàng hiệu có giá vài triệu trong trung tâm thương mại, anh lại không dám thẳng tay chi tiêu. Khi được phỏng vấn, anh thẳng thắn nói: “Mỗi lần đi mua sắm và nhìn thấy những bộ quần áo đẹp đó, tôi đều thấy phấn khích. Nhưng khi nhìn giá, sự nhiệt tình trong lòng giống như bị tạt một gáo nước lạnh, lập tức nguội đi”.
Chia sẻ của Thắng nhận được nhiều đồng cảm.
Một câu trả lời khác dưới phần bình luận nhận được nhiều lượt tán đồng đáng để tham khảo: “Mức lương hàng tháng 40 triệu không đồng nghĩa với việc có 40 triệu để tự do chi tiêu.”
Tự do chi tiêu = tiền lương hàng tháng – tiền thuê nhà/thế chấp – chi phí sinh hoạt – đám tiệc – các chi phí nuôi con – chi phí đi lại – chi tiêu khác…
Sau khi tính toán chi tiết như vậy, chi phí để tự do chi tiêu có lẽ sẽ dưới 15 triệu.
Nếu cần gửi tiền về nhà hoặc cần tiết kiệm tiền, đầu tư, bảo hiểm, có lẽ sẽ chẳng còn lại là bao.”
Thực sự không thể đồng ý hơn.
Trải qua đủ thứ trong xã hội, chúng ta mới biết rằng không có đồng tiền nào là đáng để phung phí một cách dễ dàng.
Không phải là họ không đủ tiền mua vài bộ quần áo đẹp mà so với việc đó, họ phải tính đến các chi phí sinh hoạt toàn diện như thế chấp, vay mua ô tô, chi phí chăm sóc con cái, v.v.
Có người từng nói: “Tuổi trung niên là độ tuổi:
Bạn không chỉ phải làm hài lòng người lớn tuổi mà còn phải làm gương tốt cho con cái.
Bạn cũng nên luôn chú ý đến biểu hiện của vợ và không ngừng đáp ứng mong muốn của sếp.
Những người trung niên không ngừng đấu tranh vì sinh kế, thể diện, nhà cửa, xe hơi và tiền bạc.”
Suy cho cùng, đằng sau mỗi lựa chọn tiêu dùng đều có thước đo về tiền bạc.
01
Một khoảng thời gian trước đó, A. luôn rất muốn gọi món mà mình muốn ăn về. Mỗi lần muốn đặt đồ ăn, anh luôn không nhịn được mà thêm rất nhiều món vào giỏ hàng, tuy nhiên, tới bước thanh toán, anh lại lưỡng lự rất lâu, cuối cùng lựa chọn từ bỏ.
Bất cứ khi nào điều này xảy ra, A sẽ luôn nghĩ về khoảng thời gian đi huấn luyện quân sự mà bản thân đã trải qua khi còn nhỏ.
Vì tham gia huấn luyện quân sự trong 5 ngày 4 đêm nên bố mẹ đã cho anh 100 ngàn và 5 gói mì ăn liền. Khi đó, hầu hết các bạn học sinh đều không thích ăn đồ ăn căng tin và đều mua đồ ăn nhẹ sau bữa ăn để thỏa mãn cơn đói. Mặc dù A thấy đồ ăn ở căng tin rất ngon nhưng để hòa đồng, thỉnh thoảng anh cũng sẽ nói giống các bạn “Ừ, mùi vị rất tệ”. Nhưng đến đêm, bụng A lại kêu ầm ĩ, lúc này, A chỉ có thể lấy ra một gói mì ăn liền, bóp vụn rồi cứ như vậy ăn. Trước ánh mắt ngơ ngác của các bạn trong lớp, A chỉ giải thích: “Tớ rất thích món này, ngon lắm”. Sau đó, khi khóa huấn luyện quân sự kết thúc, A trả lại nguyên vẹn 100 ngàn mà bố mẹ đã đưa cho mình.
Hiện tại, dù đã trưởng thành, thật buồn khi anh ấy vẫn phải lưỡng lự không biết đặt hay không đặt món ăn trị giá 100 ngàn đồng.
Điều này làm tôi nhớ đến những gì nhà văn Yu Hua từng viết trong tác phẩm của mình có tên “Sống”: “Không có gì vui hơn ‘sống’ và cũng không có gì khó khăn hơn ‘sống’.”
Đúng vậy, có quá nhiều người, vừa khao khát niềm vui cuộc sống, vừa chịu đựng những gian khổ của cuộc đời.
Phần lớn chúng ta đều tiến về phía trước trong cuộc sống với một gánh nặng trên vai. Gạt ảo tưởng hào nhoáng sang một bên, những vẻ ngoài thấp kém mà bạn từng coi thường, thì ra, lại là những điều bình thường.
02
Trong bộ phim “Homeless to Harvard: The Liz Murray Story”, khi nữ chính Liz đứng tại đại lễ đường của Harvard, phóng viên đã hỏi cô: “Làm thế nào cô đạt được thành tích như ngày hôm nay?”
Liz trả lời không chút lưỡng lự: “Tại sao tôi lại không đạt được nó? Bố mẹ đã dạy tôi điều đó là có thể.”
Sau đó, phóng viên hỏi: “Bạn có cảm thấy tiếc cho quá khứ của mình không? Ngủ trên tàu điện ngầm và ăn cạnh thùng rác?”
Liz khẽ mỉm cười, trong mắt lộ ra sức mạnh chưa từng có: “Tại sao tôi lại phải cảm thấy thảm hại? Đây là cuộc sống của tôi. Tôi thậm chí còn muốn cảm ơn nó, nó khiến tôi phải tiến về phía trước trong mọi tình huống. Vì không có lối thoát nên tôi chỉ có thể tiếp tục cố gắng tiến về phía trước.”
Trong cuộc sống chắc chắn có nhiều điều mà chúng ta không muốn chấp nhận, thậm chí theo bản năng là từ chối, và chúng ta thường cảm thấy bất lực, tuyệt vọng vì điều này.
Nhưng vậy thì đã sao? Khi đối mặt với sinh kế và hiện thực, điều bạn phải làm không phải là phàn nàn hay nản lòng mà là sống trong hiện tại và sống tốt trong hiện tại.
Như nhà văn Lu Yao đã viết trong cuốn sách có tên “Nhân sinh”: “Cuộc sống luôn là vậy, không thể lúc nào cũng như ý, nhưng chúng ta vẫn phải sống hết mình. Cuộc đời có rất nhiều điều đáng để yêu thương. Đừng nản lòng chỉ vì một điều khiến bạn không hài lòng”.
Nguồn tin: https://cafef.vn/noi-long-tham-kin-cua-nguoi-trung-nien-kiem-duoc-40-trieu-dong-thang-nhung-khong-dam-mua-quan-ao-vai-trieu-bac-o-tttm-188240704144102572.chn