Trước khi tìm hiểu về biểu hiện đau ngực khi hít thở sâu do Covid-19 thì bạn cần hiểu rằng triệu chứng này không phải lúc nào cũng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau ngực đôi khi là dấu hiệu cho thấy một tình trạng cần chăm sóc y tế khẩn cấp, chẳng hạn như đau tim. Vào mùa hè, nhiệt độ quá cao có thể làm giảm huyết áp, khiến tim đập nhanh hơn và có nguy cơ bị đau tim. Hơn nữa, thời tiết càng nắng nóng, tim càng phải bơm nhiều máu hơn để bình thường hóa nhiệt độ cơ thể.
Bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu:
– Đau ngực hoặc cực kỳ khó chịu
– Đau hàm, cổ hoặc lưng
– Thở hụt hơi, khó thở
– Chóng mặt, quay cuồng hoặc nôn mửa
– Đau cánh tay, vai hoặc khó chịu.
1. Đau ngực khi hít thở sâu do Covid-19
Cơ chế gây đau ngực của Covid-19
Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm phát triển do nhiễm virus SARS-CoV-2 và gây ra các vấn đề về hô hấp. Có nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng Covid-19 có thể gây ra các cơn đau ngực. Virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào tim và phổi thông qua thụ thể ACE2 có thể làm “hỏng” các mô tại đây. Cơ thể giải phóng cytokine và gây ra phản ứng miễn dịch ngoài tầm kiểm soát. Các nhà khoa học suy đoán rằng đây chính là lý do khiến người mắc Covid-19 phát triển các cơn đau tức ngực.
Theo Medical News Today thì một nghiên cứu năm 2022 cho thấy cơn đau ngực có thể phát triển ở những người bị COVID-19 kéo dài. Và trong cả hai trường hợp này đau ngực do Covid-19 đều có thể dẫn tới các vấn đề về tim.
Một số triệu chứng phổ biến của Covid-19 bao gồm:
– Đau họng
– Ho
– Đau đầu
– Đau cơ
– Mất khứu giác hoặc vị giác
– Mệt mỏi
– Sốt, ớn lạnh
– Buồn nôn và nôn mửa
– Tiêu chảy.
Vì thế, khi nghi ngờ bị đau ngực hoặc khó thở do Covid-19, bạn cần liên hệ và nhanh chóng nhận trợ giúp từ bác sĩ gần nhất. CDC cũng liệt kê thêm các triệu chứng khẩn cấp khác bao gồm: nhầm lẫn, mê sảng, không tỉnh táo, môi – da – móng tay chuyển sang màu xám nhạt hoặc xanh tím.
Đối phó và điều trị
Nếu bạn bị đau ngực do Covid-19 hoặc khó thở, như đã nói ở trên việc tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp là cần thiết để các chuyên gia kiểm soát triệu chứng của bạn. Tùy từng tình trạng và mức độ bệnh mà bạn sẽ được chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Bệnh nhân bị khó thở có thể được cung cấp oxy hoặc đặt máy thở để hỗ trợ hô hấp. Các loại thuốc có thể được sử dụng để quản lý Covid-19 bao gồm:
– Thuốc kháng virus
– Thuốc kháng thể đơn dòng được thiết kế để nhắm mục tiêu virus và ngăn không cho chúng xâm nhập tiếp vào tế bào cơ thể
– Thuốc chống viêm
– Thuốc điều hòa miễn dịch.
Đối với các trường hợp mắc Covid-19 nhẹ, thuốc giảm đau hoặc cảm lạnh không kê đơn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh.
2. Các nguyên nhân gây đau ngực khi hít thở sâu khác
Ngoài Covid-19 thì có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể gây đau ngực khi hít thở sâu kèm theo các triệu chứng đặc trưng.
– Viêm màng phổi
Viêm màng phổi là tình trạng hai lớp màng bao quanh phổi (lớp mô ngăn cách phổi và lồng xương sườn) bị viêm nhiễm. Nguyên nhân gây viêm màng phổi có thể do nhiễm trùng (virus/vi khuẩn) hoặc ung thư.
Triệu chứng đặc trưng của viêm màng phổi là đau ở vai hoặc ngực; các biểu hiện này sẽ trầm họng hơn khi hít thở sâu, ho, hắt hơi hoặc di chuyển. Cảm giác đau ngực do viêm màng phổi có thể âm ỉ, dồn dập, nóng rát hoặc đau nhức.
– Viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm túi màng ngoài tim. Túi này là một lớp lót bảo vệ quanh trái tim. Cơn đau do viêm màng ngoài tim cấp tính được mô tả là đau nhói ngực. Tuy nhiên với người bị viêm màng ngoài tim mãn tính, cơn đau này có thể không xuất hiện.
Cơn đau nhói ở ngực (thường ở trung tâm hoặc phía bên trái hay vai) phát triển nhanh chóng hoặc âm ỉ nặng nề. Khi hít thở sâu và nằm xuống, cơn đau có thể trầm trọng hơn. Ngoài triệu chứng này, người bị viêm màng ngoài tim có thể có các triệu chứng khác như sốt, khó thở, yếu ớt, tim đập nhanh, ho.
Vì thế nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh bất thường kèm theo đau ngực, cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
COPD là tình trạng liên quan tới luồng không khí bị hạn chế trong phổi gây cảm giác khó thở. Theo số liệu của một nghiên cứu năm 2018 thì có tới 22 – 54% số người mắc COPD có triệu chứng đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu.
Người mắc COPD thường có các triệu chứng khác bao gồm: suy hô hấp, thiếu năng lượng, thở mím môi, thở khò khè, giảm cân bất thường, ho có đờm kéo dài, bị nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên,…
– Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là một tình trạng sức khỏe gây đau ngực khi hít thở sâu. Bệnh gây ra do huyết khối xuất hiện trong mạch máu của phổi, đa phần là cục máu đông – chặn động mạch phổi, lấy đi oxy và gây khó thở cùng các biến chứng khác.
Các triệu chứng khác của thuyên tắc phổi bao gồm hụt hơi, ho, ho r máu, mất ý thức. Bạn cũng có thể bị rối loạn nhịp tim, nhưng dấu hiệu này ít phổ biến hơn.
– Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng phát sinh nhiễm trùng tại phổi do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Viêm phổi có thể khiến bạn bị đau ngực khi hít thở sâu. Ngoài ra còn cò các triệu chứng khác bao gồm ốm yếu, ớn lạnh, chán ăn, đau cơ, đau bụng, ho (thậm chí là ho ra máu).
– Ung thư phổi
Khi các tế bào bất thường trong phổi phát triển không kiểm soát được sẽ gây ra nguy cơ ung thư phổi. Theo các nghiên cứu thì khoảng 20 – 40% người bệnh ung thư phổi báo cáo bị đau ngực và cơn đau trầm trọng hơn khi hít thở sâu.
Khi khối u ung thư phổi phát triển có thể gây ra nhiều rối loạn chức năng ở các cơ quan, điều này dẫn tới một số triệu chứng bao gồm ho, thở hụt hơi, ho ra máu, giãn tĩnh mạch cổ, sưng ở cổ/mặt/cánh tay… Nếu tế bào ung thư di căn thì sẽ có thêm các dấu hiệu tại các cơ quan bị khối u di căn, chẳng hạn như ung thư phổi di căn xương sẽ gây đau nhức xương.
3. Khi nào cần liên hệ tới bác sĩ?
Nhìn chung bất kì khi nào bạn bị đau ngực mãn tính hoặc nặng hơn khi hít thở sâu thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.
Đối với Covid-19, khi phát hiện có dấu hiệu phơi nhiễm bạn cần thực hiện xét nghiệm Covid-19 nhanh tại nhà hoặc PCR sau đó cách ly theo quy định để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Sau đó cần theo dõi các triệu chứng bất thường và sử dụng thuốc phù hợp theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Đối với người có các bệnh mãn tính, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch… cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn do nhóm này có nguy cơ tiến triển nặng cao hơn khi nhiễm Covid-19.