Ông Triệu (53 tuổi, Trung Quốc) có thói quen đi đại tiện bất thường trong 1 năm qua nhưng không để tâm đến điều đó. Ông luôn bị tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài ra máu, phân nhão và lẫn máu. Ông Triệu luôn nghĩ mình mắc bệnh trĩ.
Thời gian trôi qua, những triệu chứng này ngày càng nghiêm trọng hơn. Ông Triệu mới kể cho gia đình biết. Cả nhà nghe xong hốt hoảng. Dưới sự thúc giục của các con, ông Triệu miễn cưỡng đến bệnh viện nội soi.
Kết quả khám bệnh khiến ông Triệu bàng hoàng. Ông được chẩn đoán ung thư ruột kết. Bệnh đã phát triển đến giai đoạn gần cuối…
Lúc này, bác sĩ nói về dấu hiệu của bệnh ung thư ruột. Ông Triệu mới biết, hóa ra bấy lâu nay mình đã nhầm lẫn bệnh trĩ với ung thư ruột. Bệnh có nguy cơ cao ở người trung niên, người cao tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột tăng đáng kể sau độ tuổi 40-50. May mắn là bệnh rất dễ phòng tránh.
Theo Webmd, 97% bệnh nhân ung thư ruột chưa được sàng lọc bằng nội soi trước khi phát bệnh. Sàng lọc bằng nội soi cũng có thể giúp phát hiện ung thư ruột giai đoạn đầu. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu là trên 90%.
Các triệu chứng của ung thư ruột
1. Thay đổi thói quen đại tiện và hình dạng phân
Phân có máu là triệu chứng ban đầu nổi bật của ung thư ruột. Do các tổn thương gây kích ứng niêm mạc ruột, bệnh nhân có thể cảm thấy mót rặn, đại tiện không hết, táo bón hoặc tiêu chảy khó chữa do khối u nhô ra từ lòng ruột. Điều này có thể dẫn đến biến dạng, làm loãng phân, phân không có hình dạng thông thường.
2. Đau bụng
Đau bụng là một trong những triệu chứng ban đầu của ung thư ruột. Nó phổ biến hơn ở ung thư đại trực tràng bên phải, có biểu hiện đau âm ỉ ở vùng bụng bên phải, có thể liên quan đến hạ sườn phải.
3. Các triệu chứng kèm theo khác
Các triệu chứng bao gồm: Bụng to, sụt cân, thiếu máu, mệt mỏi… phần lớn cho thấy bệnh ung thư đã tiến triển đến giai đoạn giữa và cuối.
Sự khác biệt giữa máu trong phân của người bị trĩ và người bị ung thư ruột
Bệnh trĩ gây ra máu trong phân do vùng ảnh hưởng bị bầm tím khi đại tiện. Lúc này, máu chảy theo phân, không hòa lẫn với phân, không kèm theo chất nhầy.
Đại tiện ra máu do ung thư ruột là máu lẫn trong phân, cũng như có chất nhầy giống như mủ.
Ngoài máu trong phân, ung thư đại trực tràng thường đi kèm với các triệu chứng khác nêu trên. Tốt nhất nên kết hợp với các triệu chứng khác để đưa ra nhận định toàn diện hơn.
Ai có nguy cơ cao bị ung thư ruột?
– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột.
– Những người có tổn thương tiền ung thư.
– Người đã từng mắc bệnh ung thư ruột.
– Bệnh nhân polyp tuyến mang tính chất gia đình.
– Béo phì, hút thuốc và tiểu đường.
– Bệnh nhân viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
– Người trung niên và người già sau 50 tuổi không mắc các bệnh trên.
Cách phòng ngừa ung thư ruột
Ngoài yếu tố di truyền, sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng còn bị ảnh hưởng bởi lối sống kém. Chế độ ăn giàu chất béo, giàu protein và ít chất xơ sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh. Đặc biệt là những người ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Do đó, bạn nên tăng cường ăn chất xơ. Nên ăn nhiều rau, trái cây tươi và ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, để làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột.
Ngoài ra, uống rượu, béo phì và lối sống ít vận động cũng góp phần làm tăng tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng. Bạn nên bỏ rượu, quản lý cân nặng hợp lý và tăng cường vận động.
Điều cuối cùng, vô cùng quan trọng, hãy đi nội soi hàng năm để kịp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đây được coi là vũ khí thần kỳ để ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Đối với nhóm có nguy cơ cao và nhóm có nguy cơ chung, nên tiến hành sàng lọc ung thư ruột. Nhóm nguy cơ cao nên nội soi 3-5 lần mỗi năm.
Nguồn tin: https://cafef.vn/hay-tin-ung-thu-ruot-nguoi-dan-ong-bang-hoang-vi-co-trieu-chung-tu-lau-ma-phot-lo-188240725142642085.chn