Ở một số quốc gia châu Á, nhiều đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc, có thể trả lời mọi câu hỏi trong kỳ thi nhưng không đưa ra câu trả lời tốt nhất cho cuộc đời chính mình. Vậy kiểu trẻ này có được coi là có triển vọng?
Trong xã hội ngày nay, điều kiện sống sung túc hơn rất nhiều, vậy cha mẹ nên cho con cái nền giáo dục như thế nào?
Đa số các quốc gia châu Á định nghĩa khái niệm “có triển vọng” rất đơn giản, đó là có công việc tốt. Sau đó sẽ kết hôn, sinh con và làm việc đến hết đời. Trên thực tế, điều này không sai nhưng chúng ta đã bỏ qua 1 điều, đó là việc thực hiện lý tưởng cá nhân.
Mỗi người có những mục tiêu khác nhau trong cuộc sống. Có người theo đuổi sự thành công, giàu có, danh tiếng, địa vị, có người lại coi trọng việc thực hiện hoá lý tưởng cá nhân hơn.
Nhà Tâm lý học Maslow từng nói rằng, tự thực hiện là cấp độ cao nhất trong 5 nhu cầu của con người. Nhưng đối với nhiều người, họ thậm chí còn không biết mình muốn gì. Vì vậy, cuộc sống không nên chỉ được đo lường bằng thành tích.
Cha mẹ nên cho con cái tiếp nhận 4 hình thức giáo dục này. Những đứa trẻ được đào tạo theo mô hình tiên tiến sẽ thực sự có triển vọng.
1. Cho trẻ đi du học
Nếu kinh tế khá giả, các bậc cha mẹ có thể cho con đi du học, đặc biệt là ở một số nước phát triển phương Tây. Bởi ngoài việc để trẻ học tập văn hoá truyền thống ở quốc gia đang sinh sống thì cũng nên cung cấp cho trẻ góc nhìn về thế giới thú vị bên ngoài. Sở dĩ một số nước Tây Âu, Mỹ phát triển vượt bậc chắc hẳn phải có giá trị riêng.
Cho trẻ đi du học là cách giúp trẻ tiếp thu tư tưởng và văn hoá tiên tiến của phương Tây. Đây là cơ hội để mở rộng tầm nhìn cho trẻ.
2. Chú ý đến sở thích của trẻ
Nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến sở thích của con. Trong mắt họ, kết quả học tập là điều quan trọng nhất. Nhưng thực tế, thành tích học tập không có nghĩa là tất cả. Sở thích và thú vui có thể nuôi dưỡng tâm hồn của một người, thậm chí trở thành phương tiện sinh tồn.
Các nhà Tâm ký học tin rằng, khi một người có sở thích họ thực sự đam mê, họ bắt đầu quan tâm đến mọi thứ trên thế giới. Dưới sự can thiệp của cha mẹ, sự quan tâm của trẻ đối với một số việc nhất định thường chỉ ở mức độ hời hợt. Và khi có sở thích riêng, trẻ sẽ có động lực tìm hiểu thế giới. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của con người.
Vì thế, cha mẹ có trình độ phải quan tâm đến sở thích của con mình. Hãy trao cho con quyền tự do lựa chọn những gì con thích để tạo ra giá trị tốt đẹp.
3. Hãy để trẻ tự quyết định cuộc sống của mình
Nhiều bậc cha mẹ luôn đưa ra quyết định thay con, từ việc nhỏ đến việc lớn. Chẳng hạn như mặc quần áo gì, thi ngành gì, chọn trường gì, làm nghề gì,…
Ở góc độ Tâm lý học, các cha mẹ đang rơi vào bẫy “chủ nghĩa kinh nghiệm”. Họ can thiệp vào các quyết định của con với lý do “không muốn con đi đường vòng”. Đồng thời, họ kiểm soát con cái dưới chiêu bài “vì lợi ích của con”.
Tuy nhiên, đối với một người bình thường, tính cách độc lập rất quan trọng. Nếu cha mẹ luôn can thiệp vào cuộc sống của con thì con sẽ không bao giờ có được nhân cách lành mạnh. Đây không phải là tình yêu mà là một loại ích kỷ. Vì vậy, cha mẹ phải cho con học cách chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình.
4. Giúp trẻ hình thành quan điểm đúng đắn về cuộc sống
Cổ nhân có câu: “Cây nhỏ sẽ không mọc thẳng nếu không được chăm bón”. Con người cũng như động vật đều có những bản năng nhất định. Những bản năng này dù tốt hay xấu đều là một phần nhân cách. Nhưng là loài động vật tiến bộ, sự khác biệt giữa con người và động vật là ở chỗ: Con người có thể kiểm soát một số ham muốn tiêu cực và khiến hành vi phù hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội.
Điều tương tự cũng xảy ra với trẻ em. Khi trẻ chưa trưởng thành về mặt tinh thần, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Trẻ giống như một tờ giấy trắng mà bất cứ ai cũng có thể để lại dấu vết. Vì vậy, trong giai đoạn này, cha mẹ phải can thiệp vào một số hành vi không tốt của con.
Cha mẹ nên có ý thức trau dồi cho con thế giới quan đúng đắn, quan điểm về cuộc sống và các giá trị khác.