Sau khi nghỉ hưu, nhiều người hướng tới cuộc sống êm đềm, không phải lo toan điều gì. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sống cuộc đời như vậy. Không ít người vẫn rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi ở cùng con cái hay họ hàng. Câu chuyện của bà Vương dưới đây là điển hình, đang được nhiều sự quan tâm của người dùng mạng.
Rút hết tiền tiết kiệm cho con
Người xuất hiện trong câu chuyện là bà Vương Tú Lan, 67 tuổi, ở Trung Quốc. Trước kia 2 vợ chồng bà Vương làm việc trong 1 doanh nghiệp tư nhân, thu nhập cũng ổn định nhưng không có lương hưu khi nghỉ việc. Vì vậy, họ nỗ lực rất nhiều lúc còn trẻ để hướng tới 1 tương lai đủ đầy.
Từ khi còn trẻ, bà Vương luôn đặt hạnh phúc gia đình lên hàng đầu. Hai vợ chồng chịu khó vất vả làm việc chỉ để con cái có cuộc sống đủ đầy và no ấm. Vì vậy, người phụ nữ này không ngần ngại chi số tiền mình tiết kiệm được vào việc học của con trai. Sau này, con trai thành danh khiến bà được “nở mày nở mặt” với anh em, làng xóm.
Không chỉ vậy, khi con trai quyết định lập gia đình, bà Vương đã rút số tiền tiết kiệm của mình ra để hỗ trợ con. Lúc này chồng đã qua đời, vì thế mọi chuyện trong gia đình bà đều phải lo toan. Vì thương con nên bà đành rút 1 khoản tiết kiệm 200.000 NDT (khoảng 650 triệu đồng) đưa con trai mua nhà. Con trai và con dâu lúc này vô cùng vui mừng vì bớt được gánh nặng nợ nần.
Cuộc sống của bà Vương hoàn toàn yên bình cho tới 1 ngày bà ngã gãy chân và bị liệt. Từ khi phải ngồi xe lăn, bà yếu hơn hẳn và không thể làm việc, kiếm tiền. Hơn nữa, người này đã sử dụng số tiền tiết kiệm bấy lâu nay cho con trai mua nhà nên không còn tiền để lo cho chính mình.
Các con bà Vương thấy mẹ khó khăn nên đã gửi tiền trợ cấp hàng tháng. Chúng cũng dặn dò bà phải cố gắng ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên vì các con làm việc trên thành phố nên gần như cả năm chẳng về thăm bà lấy 1 lần. Điều này khiến người phụ nữ 67 tuổi suy nghĩ và buồn rầu trong 1 thời gian dài.
Bà dần cảm thấy mình đang làm gánh nặng của con cái. Giá như trước kia bà giữ lại 1 chút tiền tiết kiệm thì giờ đây đã không phải nhận trợ cấp từ con. Hơn nữa, cuộc sống của bà chắc chắn cũng bình yên hơn bây giờ.
Quyết định bán nhà để lo cho bản thân
Bà Vương Tú Lan sống trong sự tẻ nhạt và buồn chán nhiều ngày liền kể từ ngày bị liệt. Cho đến 1 hôm, bà gặp người bạn sống cùng xóm và được truyền năng lượng tích cực. Cô ấy kể rằng mình mới đi du lịch với hội bạn thân về, mỗi ngày đều dành thời gian vận động, tập luyện các bài tập có lợi cho sức khỏe. Không chỉ vậy, cô còn dành tiền ăn những món ngon, gặp gỡ nhiều bạn cũ để hàn huyên, tâm sự, sống vui vẻ cả đời.
Lúc này, bà Vương bỗng nhiên nghĩ tại sao mình không tự tạo nên 1 cuộc sống hạnh phúc. Bà nảy ra ý định sẽ chuyển vào viện dưỡng lão sống và tính toán chi phí cần dùng tới. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, người phụ nữ U70 quyết định sẽ bán căn nhà cũ đi để lấy tiền trang trải cuộc sống mới.
Viện dưỡng lão này tọa lạc tại một thành phố lớn, có cơ sở vật chất tiên tiến. Ở đây, bà Vương kết bạn với nhiều người trạc tuổi mình, mỗi người có 1 hoàn cảnh khác nhau. Họ cùng chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm và chăm sóc lẫn nhau. Bà Vương tự thấy mình như trẻ lại, tìm được niềm hạnh phúc ở đây. Bà cũng không hối hận vì đã bán căn nhà duy nhất mình có để lấy tiền trang trải cuộc sống. Bản thân lựa chọn sống trong 1 tập thể quan tâm lẫn nhau hơn là sống đơn độc 1 mình.
Người phụ nữ U70 bỗng cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn kể từ ngày sống trong viện dưỡng lão và không nhờ vả con cái. Sau khi về hưu bà mới nhận ra sức mạnh của đồng tiền. Dù chúng ta có thương yêu con cái ra sao cũng cần tìm “bến đỗ” an toàn cho mình khi về già, không còn đủ sức lao động. Có như thế chúng ta mới cảm thấy an tâm và có thể sống hạnh phúc.
Theo Baidu