Khi đến độ tuổi nhất định và chưa kết hôn, phụ nữ hay đàn ông sẽ lo lắng hơn? Vấn đề này gây nhiều tranh cãi, phụ nữ thì cho rằng đàn ông sẽ lo lắng hơn vì trong xã hội ngày nay, đàn ông nhiều hơn nếu không đủ năng lực sẽ khó lấy được vợ.
Nhưng nhìn lại cuộc sống thực tế thì không phải vậy, cũng rất nhiều người phụ nữ lo lắng khi tuổi ngày một lớn mà chưa giải quyết được vấn đề muôn thuở, đó là lấy chồng.
Mới đây, câu chuyện tìm chồng của một phụ nữ tuổi ở Hàng Châu, Trung Quốc được chia sẻ trên MXH gây chú ý vì màn tỏ tình thất bại của mình.
Cô chia sẻ bản thân đã tham gia các diễn đàn hẹn hò vài năm nay nhưng không có kết quả gì, mãi không tìm thấy người phù hợp. Được biết, người phụ nữ này 33 tuổi, quê gốc ở Sơn Đông. Cô có bằng thạc sĩ, từng làm việc cho một công ty IT ở Thượng Hải và có thu nhập hàng năm từ 300.000 đến 400.000 tệ (tương đương từ 1,3 tỷ đến 1.4 tỷ/năm). Với mức lương như vậy, cô cũng được coi là tầng lớp trung lưu đúng nghĩa.
Giá cả nhà đất ở Thượng Hải quá cao nên cô đã mua một căn nhà ở Chiết Giang, thêm một bất động sản khác ở thành phố Hàng Châu. Cô cũng sở hữu một chiếc ô tô và đương nhiên cô không nợ nần một khoản tiền nào cả.
Cô tự hào về chất lượng cuộc sống của mình nhưng vấn đề chồng con vẫn chưa được giải quyết. Bố mẹ và gia đình cũng lo lắng nên cô cũng ráo riết muốn tìm một người phù hợp, trở về quê để hẹn hò và kết hôn.
Những tưởng với điều kiện của cô thì đã được nhiều người “chốt” nhanh nhưng có lẽ vì tầm tuổi của cô vòng kết nối không nhiều, quan điểm sống và khoảng cách thế hệ cũng khiến cô khó tìm được người phù hợp. Gia đình cô còn đổ lỗi cho phong thủy trong nhà nên đã chặt đi cây óc chó trước cổng.
Nhiều nỗ lực không thành công, cô quyết định tham gia chương trình Hẹn hò giấu mặt trên nền tảng mạng xã hội. Yêu cầu của cô không cao lắm, chỉ cần đối phương có khả năng mua nhà ở Chiết Giang, thậm chí trả góp cũng được.
Yêu cầu về trình độ học vấn của đối phương không nhiều, bản thân cô cũng có bằng thạc sĩ nên người hẹn hò với cô ít nhất cũng phải có bằng cử nhân, ngoài ra còn phải có khả năng chi trả sổ tiết kiệm có trị giá khoảng 50 nghìn tệ (khoảng 170 triệu đồng). Số tiền này sau khi kết hôn sẽ không đưa cho bố mẹ mà se thêm khoảng 60 nghìn tệ (khoảng 200 triệu đồng) nữa để làm quỹ tiết kiệm sinh con.
Nhìn chung, kế hoạch của cô khá rõ ràng, điều kiện không cao lắm, nhìn vào hoàn cảnh của cô thì yêu cầu cô đưa ra với đối phương cũng hợp lý. Nhưng cô vẫn không tìm được người phù hợp. Thậm chí cô còn tham gia các cuộc gặp mặt tại công viên, những nơi công cộng, nhiều người có thể biết tới cô nhưng chỉ có các ông già đến trò chuyện với cô mà thôi.
Sau đó, cư dân mạng đã giúp cô quen một anh chàng đến từ Thượng Hải. Người này kém cô 5 tuổi. Lần đầu tiên trò chuyện trong phòng phát sóng trực tiếp, khi nhìn thấy cô, chàng trai nói không muốn tìm một người lớn tuổi hơn mình nhiều như vậy, tốt nhất vẫn là những người cùng thế hệ với mình.
Khi thấy chàng trai chuẩn bị rời đi, cô nói đến các điều kiện của bản thân, như sở hữu 2 căn hộ, 1 chiếc ô tô và sổ tiết kiệm. Nếu hai người ở bên nhau, nhà xe hay sổ tiết kiệm cũng sẽ đều là của chàng trai.
Nhiều người thúc giục chàng trai mau chóng nhận lời nhưng bất ngờ anh bày tỏ suy nghĩ vẫn muốn tự mình làm việc chăm chỉ và không cần dựa vào bạn đời hay bố mẹ.
Điều kiện vật chất của người phụ nữ có thể hấp dẫn với nhiều người nhưng không phải ai cũng sa vào cám dỗ. Thấy tình hình như vậy, mọi người đều hiểu rằng, người phụ nữ nóng lòng muốn kết hôn nhưng thực sự nếu không gặp được người phù hợp với mình trong quan điểm sống và trải nghiệm cùng nhau thì khó mà duy trì được mối quan hệ. Cũng như người phụ nữ trên, muốn tìm được bạn đời theo cách này quả thực rất khó.