Đường huyết cao, mỡ máu cao và huyết áp cao dần trở thành “sát thủ âm thầm” đe doạ cuộc sống của người hiện đại. Đặc biệt là đường huyết cao, lượng đường trong máu không thể kiểm soát sẽ dẫn đến những mô và cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có thể là do di truyền hoặc một số thói quen sinh hoạt không tốt như chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu cân bằng, béo phì, ít tập thể dục…
5 dấu hiệu vào ban đêm cảnh báo đường huyết cao
1. Chất lượng giấc ngủ kém
Nếu lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ khiến hệ thống thần kinh tự chủ bị ảnh hưởng, gây ra những rối loạn nhất định trong hệ thần kinh. Khi chìm vào giấc ngủ, nếu đường huyết cao sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng như đánh trống ngực, đổ mồ hôi, khó thở, dễ tỉnh giấc. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Chính vì vậy, nếu triệu chứng mất ngủ thường xuyên xảy ra, cần chú ý kiểm tra lượng đường huyết. Đồng thời, cần tránh thức khuya, điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng giữa các chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, nhiều gia vị để giảm gánh nặng cho cơ thể và kiểm soát soát lượng đường trong máu.
2. Đổ mồ hôi lạnh, chuột rút
Đối với những người bình thường, tuổi càng cao khi ngủ đêm càng dễ xảy ra tình trạng chuột rút bởi lượng canxi trong xương suy giảm. Tuy nhiên, với những người có lượng đường trong máu cao cũng có thể xảy ra hiện tượng này. Nguyên nhân là bởi đường huyết cao có thể dẫn đến nhiều rối loại chuyển hoá như như hạ canxi máu, hạ kali máu, suy giáp và rối loạn chức năng gan. Đây đều là những yếu tố có thể gây gây ra chuột rút cơ bắp.
Tuy nhiên, những hiện tượng khác thường ở người có lượng đường huyết cao cũng có thể thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, do quá trình trao đổi chất tăng lên sẽ khiến cơ thể người bệnh dễ rơi vào tình trạng hạ đường huyết với những triệu chứng như đổ mồ hôi lạnh, vàng tay… Đây cũng là những dấu hiệu nhắc nhở bạn nên điều chỉnh đường huyết của mình.
3. Tiểu đêm thường xuyên
Với người bình thường, nếu không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, thì số lần đi tiểu vào ban đêm thường là 1 hoặc 2 lần. Tuy nhiên, nếu lượng nước uống bình thường nhưng thường xuyên tiểu đêm thì đây cũng rất có thể là biểu hiện của tăng đường huyết.
Bởi đường huyết tăng cao sẽ khiến độ nhớt trong máu tăng, thận buộc phải làm việc quá tải và gây ra tổn thương tại các mao mạch thận, dẫn đến rối loạn tái hấp thu nước ở ống thận. Đồng thời, đường huyết tăng cũng khiến thận phải lấy nước từ những bộ phận khác trong cơ thể để pha loãng nước tiểu, từ đó dẫn đến khối lượng nước tiểu lớn hơn, gây ra tiểu nhiều, đặc biệt về đêm.
Nếu không điều chỉnh kịp thời điều chỉnh đường huyết, lâu dài sẽ dẫn đến những tổn thương cho thận, thậm chí là suy thận.
4. Đói lúc nửa đêm
Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường có thể khiến đường huyết tăng cao do suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi. Khi lượng đường lớn được thải ra bên ngoài do đi tiểu, các dưỡng chất sẽ mất đi khiến cơ thể tăng tốc độc tiêu thụ chất béo cũng như các chất khác và gây ra cảm giác đói.
Ngoài ra, lượng đường huyết tăng cao có thể gây ra những rối loạn vùng dưới đồi và hormone nội tiết thần kinh tuyến yên. Điều này khiến dây thần kinh trung ương gửi thông tin “lỗi” đến dây thần kinh báo tín hiệu về ăn uống, gây cảm giác đói. Đây cũng là nguyên nhân khiến người mắc chứng tiểu đường thường ăn quá nhiều so với mức độ thông thường.
5. Tê bì chân tay
Lượng đường trong máu tăng cao khiến quá trình trao đổi chất cũng như lưu thông máu trong cơ thể chậm lại. Từ đó dẫn đến việc tay và chân thường xảy ra hiện tượng tê do không đủ lượng máu cung cấp. Chính vì vậy, nếu các chi có hiện tượng tê yếu trước khi đi ngủ, đây có thể là một tín hiệu của đường huyết cao.
Tóm lại, nếu 5 triệu chứng trên xuất hiện khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao. Nên đến bệnh viện để sàng lọc kịp thời cũng như có các biện pháp điều trị và ngăn ngừa sớm nhất để duy trì sức khoẻ tốt.
Nguồn: Sohu