Trong giao tiếp giữa các cá nhân, những câu chuyện phiếm làm quà đôi khi có thể phản tác dụng. Bởi ai cũng muốn nghe lời hay ý đẹp, có lợi cho mình, không ai thích nghe lời phàn nàn của người khác. Những người EQ cao hiểu rất rõ điều này. Vì thế trong giao tiếp, họ rất tinh tế, không bao giờ nói 3 điều này cho người khác:
Phàn nàn về gia đình
Chuyện trong nhà không nên kể cho người ngoài. Nhiều người cả ngày chỉ than thở chuyện gia đình, chê chồng không tốt, vợ không tốt, con cái, cha mẹ già không ai chăm lo… Những điều này càng nói càng khiến tình hình hỗn độn hơn mà chẳng tìm được cách giải quyết.
Lời nói ra khó rút lại, chẳng qua là bạn có thể nhận được chút an ủi từ người khác dù cố ý hay vô ý.
Thực tế, gia đình nào cũng có khó khăn riêng, gia đình nào cũng có hạnh phúc riêng. Mỗi người có một thước đo, góc nhìn khác nhau. Nếu bạn nhìn vấn đề từ góc tối thì trước mắt bạn đâu cũng là điều tệ hại. Nếu bạn nhìn vấn đề từ góc tích cực thì đâu cũng là chuyện tốt.
Gia đình là nơi trú ẩn của mỗi người, không nên là nguồn gốc của những nỗi đau. Vì vậy, bạn đừng nên lấy chuyện gia đình ra làm câu chuyện phiếm xã giao. Càng kêu ca phàn nàn thì càng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực mà thôi.
Hay nói “tôi không thể”
Trong giao tiếp, người EQ khéo léo thể hiện năng lực của bản thân qua việc kể chuyện. Ngược lại, người EQ thấp thường xuyên phàn nàn về khuyết điểm của bản thân, đối mặt với chuyện gì cũng tự nhận “tôi không làm được”. Nếu một người không tìm được ưu điểm của bản thân thì theo thời gian, anh ta thực sự đánh mất ưu điểm của mình trong mặt người khác.
Khi bạn luôn tự đánh giá khuyết điểm của bản thân, thì đó không phải khiêm tốn mà khiến người khác thấy bạn thật tệ. Thực tế, dù bạn tốt hay xấu, người khác cũng không quá quan tâm đến bạn. Điều quan trọng hơn là bạn nhận thấy bản thân mình thế nào.
Có một cuộc thử nghiệm như sau, người ta yêu cầu 1 người mặc quần áo trái ngược với sở thích cá nhân. Dù trên đường phố, kiểu dáng và màu sắc của trang phục rất phổ biến, nhưng người này vẫn cảm thấy rất không thoải mái, luôn tự tin, ngại giao tiếp.
Theo kết quả khảo sát, trên thực tế, rất ít người qua đường chú ý đến trang phục của một người bất kỳ. Thậm chí, một số lượng lớn người không có ấn tượng gì về trang phục nhân vật thí nghiệm mặc.
Bởi vậy, nếu bạn không nói cho tôi biết quần áo bạn mặc có đẹp hay thoải mái hay không, thì chẳng ai thực sự quan tâm cả.
Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện như vậy, bạn không nói ra thì người khác cũng chẳng thèm quan tâm, một khi bạn đã nói ra thì chẳng những vấn đề chủ quan của bản thân không được giải quyết mà còn khiến người khác chú ý đến khuyết điểm của bạn.
Ai cũng có khuyết điểm. Những thiếu sót của bản thân, nếu bạn không nói với người khác, người khác sẽ không biết. Để giảm bớt áp lực của chính bạn, hãy sống bằng trái tim và sống một cuộc sống tự do thoải mái, chỉ cần bạn đề cao bản thân, người khác không có lý do gì để coi thường bạn.
Nhận xét khuyết điểm của người khác
Có một số người cảm thấy mình tốt hơn người khác, luôn thích đổ lỗi cho người khác.
Thông thường khi trò chuyện, bạn có thể nói về một số người bạn chung mà đối phương cũng biết, bạn có thể bình luận về cái đúng và sai của họ. Đặc biệt là khi đề cập đến khuyết điểm của một số người, cuộc trò chuyện dường như sôi nổi hơn.
Khi các bạn cười cùng nhau, có lẽ bạn thực sự nghĩ rằng mình đã tìm được một người tâm sự về mọi thứ. Thế giới thật rộng lớn, lòng người khó lường, không ai có thể nhìn chính xác như vậy. Người xưa có câu”không có bức tường nào là không thể xuyên thủng”, một khi lời nói “tam sao thất bản” sẽ phản tác dụng. Người nói vô tình mà người nghe có chủ ý, chẳng phải cũng là tự mình thêm vào rắc rối.
Hãy nhớ kỹ ba điểm trên, thỉnh thoảng nhắc nhở bản thân bớt nói điều tiêu cực, lắng nghe nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn để nhìn cuộc sống bằng con mắt hiền hòa hơn.