Chính trong bối cảnh này, xe đầu kéo trở thành tâm điểm và được tìm kiếm của rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải bởi xe đầu kéo là phương tiện chuyên chở đường bộ có hiệu suất cao, phù hợp cho việc vận chuyển container, hàng hóa cồng kềnh có kích thước và khối lượng lớn thông qua sơ mi rơ moóc được kéo theo phía sau.
Tổng quan thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tiếp chinh phục những đỉnh cao mới, riêng năm 2021 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa là 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Sang năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2021. Trong đó mức thặng dư thương mại hàng hóa cả năm 2022 lên 12,4 tỷ USD. Đến năm 2023 do ảnh hưởng chung của bối cảnh thế giới dẫn dẫn tới kim ngạch xuất khẩu tính chung 5 tháng đầu năm 2023 đạt 136,17 tỷ USD. Tuy nhiên xét về xu hướng dài hạn thì kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn liên tục tăng đều qua các năm.
Góp phần vào thành tích ấn tượng của xuất nhập khẩu những năm qua không thể không nhắc đến vai trò của ngành vận tải logistic – giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, rút ngắn thời gian giao hàng, tạo nên lợi thế cho Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp vận tải đã liên tục mở rộng nhiều tuyến chạy, đầu tư mua thêm các dòng xe chở hàng với khả năng chịu tải tốt, vận hành bền bỉ, trong số đó các dòng xe đầu kéo được móc nối với các thùng hàng, rơ moóc chuyên dùng để vận chuyển các loại hàng hoá với số lượng lớn. Đây là những chiếc xe có tính năng vượt trội về công năng sử dụng tại các công ty vận tải.
Dòng thương hiệu xe đầu kéo được ưa chuộng hiện nay.
Thị trường xe đầu kéo tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều hãng xe nổi tiếng trên thế giới, như Dongfeng, Howo, International, MAN, FAW, Kamaz, DAF, … Các hãng xe này đều có những ưu nhược điểm riêng về thiết kế, động cơ, công nghệ, giá cả và dịch vụ hậu mãi.
Thời gian gần đây, Hoang Huy Auto cũng đã đưa ra thị trường mẫu xe đầu kéo D320 Dongfeng (Đông Phong) được sản xuất bởi liên doanh Volvo – Dongfeng (Trung Quốc). Đây là một trong số ít những mẫu xe đã làm mưa làm gió tại thị trường vận tải Trung Quốc những năm gần đây. Đầu kéo D320 được các chuyên gia Volvo trực tiếp tham gia từ quá trình thiết kế đến sản xuất và chạy thử nghiệm 1,5 triệu km, do đó chiếc xe có những cải tiến đáng nể trong động cơ, giảm mức tiêu hao nhiên liệu, nâng cao độ an toàn, đồng thời có thể hoạt động mạnh mẽ, tối ưu trên địa hình đường đèo nhiều đồi núi của Việt Nam.
Tháng 5/2023 vừa qua, hãng xe Dongfeng đã công bố kết quả thử nghiệm tiêu hao nhiên liệu thực tế chiếc xe D320 theo địa hình Việt Nam trên quãng đường 3592 KM và thu được kết quả về mức tiêu hao nhiên liệu trung bình – 28.2 LÍT/ 100KM, con số ấn tượng mà không phải chiếc xe đầu kéo nào cũng có thể làm được.
Xu hướng vận tải sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.
Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ có nhiều đột phá trong những năm tới. Điều này tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và logistics. Khi đó, đòi hỏi phải có những chiếc xe vận chuyển hàng hóa phải hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, có giá thành phải chăng.
Cho tới năm 2026, những dòng xe đầu kéo có giá cả cao, chi phí bảo trì và sửa chữa lớn, tiêu hao nhiên liệu nhiều, khó có phụ tùng thay thế, … sẽ dần bị loại bỏ và không được ưu tiên lựa chọn vì mất nhiều chi phí doanh nghiệp.
Nắm bắt được xu hướng thay đổi tương lai, chiếc đầu kéo D320 của Hoang Huy Dongfeng đã cải tiến để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của chiếc xe tiên phong thời đại.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải Việt Nam tới năm 2030, các doanh nghiệp cần nhanh chóng đi trước đón đầu xây dựng đội ngũ, hoàn thiện từng mắt xích trong quy trình, lựa chọn phương tiện vận tải tối ưu, tăng cường kết nối để không bỏ lỡ nhịp tăng trưởng trong thời gian tới.