Theo báo Tiền Phong, Anh N. M. (Hà Nội), một người làm nghề kinh doanh điện thoại, chia sẻ rằng vào ngày 10/1, anh chuyển khoản cho khách bằng mã QR của ngân hàng. Mặc dù giao dịch thành công với số tiền đúng 10 triệu đồng, nhưng người nhận lại không nhận được. Tên và số tài khoản hoàn toàn khớp tại thời điểm đó, nhưng khi kiểm tra kỹ, anh mới phát hiện mình bị lừa. Bằng cách nào đó, kẻ gian đã khiến mã QR hiển thị đúng thông tin người nhận, nhưng thực tế lại là tài khoản của một người khác.
>> Tuyên án vụ lập nhiều công ty ‘ma’ để bán 18 dự án ‘trên giấy’, chiếm đoạt 834 tỷ đồng
Sau khi nhận ra sự việc, anh M. lập tức liên hệ với ngân hàng, nhưng được giải thích ngân hàng chỉ đóng vai trò là đơn vị thu hộ.
“Đến tối, tôi thử quét mã QR đó thì ra tên người khác. Các đối tượng đã làm cách nào đó hack mã QR quá tinh vi”, anh M. bức xúc nói.
Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp tiền được chuyển vào tài khoản của cơ quan với số tiền nhỏ, từ 10.000 đồng đến 23.000 đồng mà không có thông tin rõ ràng về mục đích chuyển tiền. Đây là dấu hiệu cho thấy có kẻ gian đang lợi dụng Cục để thực hiện hành vi lừa đảo.
Các đối tượng lừa đảo thường thực hiện hành vi của mình theo các bước sau. Đầu tiên, chúng gọi điện thông báo cho chủ phương tiện về việc Cục sẽ thay đổi mẫu tem kiểm định, đồng thời yêu cầu thanh toán tiền tem cùng chi phí vận chuyển.
Sau đó, chúng hướng dẫn nạn nhân truy cập vào một đường link hoặc quét mã QR giả mạo để khai báo thông tin cá nhân. Khi nạn nhân truy cập vào các đường dẫn này, thông tin cá nhân của họ có nguy cơ bị đánh cắp hoặc thiết bị của họ có thể bị chiếm quyền điều khiển, từ đó các đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
>> Thu 5.200 tỷ và có 2.600 nạn nhân: Phó Thủ tướng yêu cầu ‘phải luôn đi trước, đón đầu’ sau vụ lừa đảo của Mr. Pips
Nguồn tin: https://nguoiquansat.vn/chuyen-tien-dung-ten-va-so-tai-khoan-10-trieu-dong-van-bay-sang-nguoi-khac-vi-chieu-tro-hack-ma-qr-192081.html