Tôi đã may mắn được chuyện trò trực tiếp với Chủ tịch HĐQT PNJ – Bà Cao Thị Ngọc Dung, được lắng nghe những tâm tư, chia sẻ của bà về hành trình kiến tạo và dẫn dắt PNJ xuyên suốt 35 năm hình thành và phát triển. Ấm áp, chân tình là những gì có thể cảm nhận được từ “Bông hồng thép” Chủ tịch PNJ – Nữ doanh nhân thế hệ đầu của Việt Nam có tầm ảnh hưởng thời đại, người đã được Jewelry World Award trao Giải thưởng Thành tựu trọn đời của ngành kim hoàn thế giới. 35 năm qua, bà đã cùng đội ngũ của mình chèo lái PNJ trở thành doanh nghiệp làm rạng danh Việt Nam trên bản đồ trang sức toàn cầu.
Xuyên suốt cuộc phỏng vấn, như cách bà Dung hay nói, đó là hành trình “rèn mình” để “trồng người”. Điều này cũng chính là triết lý quản trị nhân sự mà bà đã dùng để chèo lái PNJ trong suốt hành trình 35 năm “Giữ trọn niềm tin – Tôn vinh vẻ đẹp”.
Bạn nói điều này khiến tôi chợt nhớ lại cuộc họp đầu tiên khai sinh ra PNJ cách đây tròn 35 năm. Hôm đó trong cửa hàng nhỏ rộng chưa đầy 30m2 tại quận Phú Nhuận, gần 20 người chúng tôi ngồi quanh một chiếc bàn gỗ và thảo luận về một quyết định bước ngoặt: Thành lập Công ty. Đó là nhiệm vụ Nhà nước giao phó.
Chúng tôi không khỏi hoang mang khi vài người xuất thân từ khối hành chính sự nghiệp không am tường mấy về nghề kim hoàn, phần còn lại là những người thợ ngày ngày cặm cụi lành nghề chứ chưa bao giờ đứng trong bất cứ tổ chức nào.
Đối diện với vô vàn khó khăn, trong tôi lúc đó chỉ có duy nhất một thôi thúc muốn nói với anh chị em: Mình phải tin nhau! Chưa biết thì sẽ cùng học, cùng làm cho được những gì đã vạch ra. Và chúng tôi đã cùng nhau đặt chân đến 2023 với khởi đầu từ hai chữ Niềm Tin như vậy.
Có rất nhiều thứ đã khác đi theo dòng chảy phát triển chung của dân tộc. Nhưng duy nhất một thứ không bao giờ biến đổi, không bao giờ vơi đi ở PNJ, như tôi đã nói ở trên đó là niềm tin.
Người lao động tin tưởng vào Ban lãnh đạo Công ty có thể chăm lo cho đời sống của họ dù ở bất cứ tình thế nào. Ngược lại chúng tôi đặt niềm tin trọn vẹn ở mỗi nhân viên, tin rằng họ luôn nỗ lực hết sức vì tổ chức, dù đang làm ở vị trí nào. Niềm tin ấy được PNJ bền bỉ chứng minh bằng hành động cụ thể suốt 35 năm qua.
Hồi thập niên 90, lương của một cán bộ cấp Quận chỉ có ba trăm mấy chục ngàn. Ngày đó, tôi đã mạnh dạn xin cho phép PNJ dù hạch toán theo cơ chế Nhà nước nhưng quản lý hoạt động như một doanh nghiệp tư nhân. Công ty đã trả cho nhân viên bán hàng thấp nhất là năm trăm ngàn đồng, tương đương 1 chỉ vàng. Và lương của kỹ thuật là 1 lượng vàng, anh có thêm nhiệm vụ đào tạo, gây dựng cho PNJ đội ngũ thợ tài ba.
Đến giờ là hơn 7.000 người, trong những hoàn cảnh cam go như 3 năm đại dịch lịch sử, PNJ vẫn “kiên cường vượt bão” không sa thải bất cứ ai, không cắt giảm tiền lương của bất kỳ một nhân viên nào. Chúng tôi rất tự hào vì đã chăm lo cho nhau như một gia đình.
Nói cho cùng, tài sản quý của một tổ chức chính là Con người. Song tài sản vô giá không gì có thể đánh đổi là những Con người ấy cùng trao niềm tin cho nhau. Vì lẽ đó mà mỗi khi làm việc với đối tác, tôi rất tự hào phát biểu: Ở PNJ, vốn quý nhất không phải là tài sản bằng tiền, mà là Con người chính trực PNJ và Văn hóa đùm bọc PNJ.
Cái gốc là tin vào chính mình. Mà thường thì chúng ta hay hoài nghi bản thân hơn là tin (cười).
Nhưng nếu không thể tin chính mình, làm sao có thể trao niềm tin cho người khác được đây? Nhất là trong ngành kim hoàn, niềm tin chính là chữ Tín. Vì vậy nó không thể là lời hứa suông, mà phải luôn được rèn luyện bằng sự học hỏi không ngừng, bắt nguồn từ đội ngũ lãnh đạo.
Năm 2011, tôi đọc cuốn sách Lãnh đạo sự thay đổi và Dẫn dắt sự thay đổi của John P.Kotter và cùng toàn thể lãnh đạo Công ty thảo luận. Chúng tôi nhận ra đã đến lúc PNJ cần phải thay đổi. Ngay sau đó, các chuyên gia tư vấn nước ngoài được mời về để trợ giúp PNJ chuyển mô hình từ nhà sản xuất đơn thuần sang phát triển bền vững theo hướng bán lẻ như hiện tại. Đó là một nút thắt cách mạng.
Năm 2018, khi khái niệm blockchain, 4.0… lần đầu tiên le lói xuất hiện ở Việt Nam trong Hội nghị APEC diễn ra tại Đà Nẵng. Tôi ngồi dự phía dưới và nghĩ ngay rằng cần cử người đi học. Thế là tất cả từ HĐQT, Ban điều hành đến nhân viên đều được đào tạo để bắt kịp với sự biến hóa của nền kinh tế số thế giới. Giai đoạn này Công ty đã chào đón nhiều nhân lực trẻ từ các tập đoàn đa quốc gia. Cùng lúc đó PNJ khởi động chiến dịch F5 – Nhấn nút tái tạo. Một làn sóng mới về tư duy lãnh đạo, kinh doanh 4.0 đã diễn ra mạnh mẽ.
Đến 2020 giữa khủng hoảng Covid, mọi người mới nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu hành động thì PNJ đã đi trước ít nhất 2 năm. Nhờ thế chúng tôi “vượt bão” kiên cường hơn.
Người lãnh đạo tin tưởng vào chính mình để ra những quyết định đón đầu thời cuộc, rồi dẫn dắt đội ngũ cùng đi. Và ngược lại, những thành tựu vươn tầm quốc tế mà PNJ liên tiếp đạt được trên hành trình 35 năm kể từ một cửa hàng nhỏ, đã trở thành minh chứng hữu hình củng cố vững chắc Niềm Tin trong lòng đội ngũ nhân viên vào sự dẫn dắt của Ban lãnh đạo.
Đã dám mạo hiểm đón đầu thì phải can đảm chấp nhận sẽ có lúc vấp ngã. Chúng tôi cho phép mình có thể sai trong một giới hạn, để cùng phát triển.
Thông thường ta hay có tâm lý né tránh lỗi lầm, đặc biệt là lãnh đạo thì không được sai. Vì tư duy ấy mới sinh ra sự che đậy khuyết điểm. Ở PNJ, ngay cả Chủ tịch hôm nay đưa ra một phán quyết chưa đúng, hôm sau suy ngẫm lại, nhận lỗi là điều bình thường.
Khi mọi người nhìn thấy sếp mình có tinh thần như vậy, họ cởi mở làm việc hết lòng và không sợ bị chê. Đó là giá trị lõi mà PNJ đã rất dày công xây dựng, bảo vệ. Chúng tôi gọi đó là văn hóa chính trực.
Nhờ thế, PNJ có thể trao quyền nhiều hơn, tạo cơ hội cho mỗi cá nhân khai phóng, bứt phá, tin rằng bản thân sẽ đạt được ước mơ lớn nhất của mình một cách nhanh nhất vì mình luôn có sếp giỏi, có đồng đội đáng tin cậy ở cạnh.
Có người đi làm 15, 20 năm và họ ngỡ ngàng nhận ra rằng: Thứ mình đang theo đuổi tưởng là mình đấy, hóa ra không phải. Quản trị giỏi là người lãnh đạo phải quay trở về “rèn mình” để “trồng người”. Mình đủ tài hoa thì mới nhìn thấy nội năng của nhân viên, chỉ cho họ biết họ phù hợp với cái gì và sắp xếp vào đúng vị trí để họ phát huy hết tiềm năng và có niềm tin theo đuổi ước mơ.
Với PNJ, “vẻ đẹp” phải toát lên từ “chân – thiện – mỹ”, PNJ tạo ra sản phẩm để làm đẹp cho con người, “vẻ đẹp” ở đây không chỉ riêng về phần nhìn, mà còn toát ra được khí chất, thần thái, sự tự tin ở người sở hữu nó. Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn luôn bồi đắp “vẻ đẹp” giữa những mối quan hệ trong cuộc sống và “vẻ đẹp” đến từ tâm hồn, một vẻ đẹp của tấm lòng nhân ái, ở sự quan tâm, sẻ chia trong cộng đồng, xã hội.
PNJ coi nhân viên là đối tác của mình. Tôi tin rằng, chỉ cần tổ chức nỗ lực tạo ra môi trường an toàn, tin cậy, sẻ chia, thì bất cứ ai cũng có thể trở thành phiên bản đẹp nhất của họ. Được là chính mình với vẻ đẹp từ chính tôi (Beautiful Me), sẽ không còn là mong ước xa vời. Thực tế nó đã hiện hữu và luôn được cổ vũ ở PNJ. Chỉ khi vẻ đẹp cá nhân được tôn vinh, thì mới tạo ra được vẻ đẹp cho cuộc sống (Beautiful Life), PNJ đã mở ra rất nhiều hoạt động để lan tỏa được nét đẹp đa sắc, muôn màu muôn vẻ của con người, tại PNJ chúng tôi luôn tôn trọng sự khác biệt và không giới hạn sự sáng tạo, chấp nhận sự đổi mới trong tư duy.
Chính vì sự cởi mở chân tình đó, chúng tôi tiếp tục hành trình khắc họa vẻ đẹp cho cộng đồng xã hội (Beautiful Society) thông qua nhiều chương trình nhân văn như xây Mái ấm niềm tin cho những gia đình khó khăn, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, hay là trong đại dịch covid-19, chúng tôi đã không ngại dấn thân để tổ chức Siêu thị mini 0 đồng trợ giúp cho hàng trăm ngàn hộ gia đình khó khăn trên khắp cả nước. Với PNJ, sứ mệnh của chúng tôi là làm đẹp cho con người và cuộc sống, đắp xây một xã hội đẹp, nhân văn, tích cực.
Thực ra nó xuất phát từ văn hóa Quan tâm cùng phát triển, đặt lợi ích của khách hàng vào trong lợi ích doanh nghiệp của PNJ. Lớn hơn những giá trị vật chất là chia sẻ về trí tuệ, kinh nghiệm. Chúng tôi tâm niệm rằng, chia sẻ để mọi người cùng rút ngắn thời gian trên con đường đi đến đích của họ. Đó như một nghĩa vụ tự thân nên không phải giữ kẽ hay giấu giếm. Ngược lại chúng tôi khuyến khích điều đó.
Điều khiến tôi tự hào nhất có lẽ là đã xây dựng được đội ngũ kế thừa, chuyển giao xuyên suốt sứ mệnh của PNJ từ những ngày đầu thành lập cho đến bây giờ. Nhờ thế mà giá trị văn hóa PNJ như một dòng chảy liên tục với 3 trụ cột lớn đã trở thành di sản: Niềm Tin – Quan tâm – Khai phóng.
Không thể đong đếm biết bao thăng trầm, biết bao lần “lội ngược dòng” tưởng chừng như khó vượt qua, chúng tôi vẫn luôn kiên định bám mục tiêu, làm theo sự mách bảo của trái tim mình và quyết liệt từ việc nhỏ nhất
Kết thúc cuộc trò chuyện cùng “Bông hồng thép” Chủ tịch HĐQT PNJ Cao Thị Ngọc Dung tôi đã thay đổi 3 quan điểm quan trọng với cuộc đời mình: Sống là phải có khát vọng. Dù ta đang làm gì, ở vị trí nào, trong môi trường ra sao thì đích đến là sự trải nghiệm và trưởng thành, chứ không phải là những giá trị bề ngoài được xã hội gắn cho; Niềm tin là cách duy nhất để có thể đi thật xa và làm được những điều không tưởng. Tin mình, nhưng đồng thời cũng không ngừng đặt niềm tin ở người khác.
Tôi liên tưởng tới hình ảnh tĩnh lặng và vững vàng của ngọn hải đăng. Từ nơi đó, những con thuyền rẽ sóng đi trăm phương muôn ngả. Để rồi sau mọi hải trình đầy thử thách, bão giông, thì ánh sáng của ngọn hải đăng ấy lại là thứ dẫn lối những đoàn tàu trở về trong bình an.
Không phải tự nhiên PNJ có một hành trình 35 năm rực rỡ đến vậy. Đó là nhờ sự tài hoa của những người lãnh đạo và tinh thần của một đội ngũ hơn 7.000 “chiến binh” luôn kiên cường, chính trực mà cũng đầy gắn bó, thương yêu.
Theo Tổ quốc
Copy link
Lấy link!