Một sáng ở Gia Lai mát mẻ, nhiều công nhân nông trường sầu riêng của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) tập trung thu hoạch mùa vụ cho 21ha. Tuy nhiên, do thời tiết mưa kéo dài nhiều ngày liền khiến HAGL cũng như những hộ nông dân khác phải dời ngày thu hoạch vào cuối tuần.
“Đáng lẽ nay là ngày cắt đầu
tiên, nhưng mưa mấy hôm
nay trời mưa nên sầu trở múi
. Trái chưa đủ v
ị nên chưa được cắt
. Bởi, sầu riêng là loại cây ăn quả phụ thuộc hoàn toàn vào thổ nhưỡng như cây mía
. Mưa là v
ị sẽ nhạt liền
, trời nắng sầu
riêng mới ngọt
”
, anh Cường (một nông dân ở Đăk Lăk) chia sẻ.
Anh Cường hiện đang sở hữu vườn sầu riêng 40ha. Cơ duyên khiến anh Cường gặp bầu Đức có lẽ điểm chung là trong sự nghiệp của mình anh cũng đã mất 10 năm lăn lộn và “bán nhà” vì cao su. Rồi với sầu riêng, xuất phát điểm là con số 0 (không kiến thức, không kinh nghiệm), nhưng “lỡ leo lên lưng cọp” thì phải theo đến cùng.
Và hôm nay, “thiên thời địa lợi” đang mang về cho nông trại của anh khoản lợi nhuận hơn 120 tỷ. Bởi năm 2022 là năm của nông nghiệp, giá lúa mì, gạo, sầu riêng… cùng nhau đạt đỉnh. Chưa kể, sau khi Trung Quốc thất bại với lô sầu riêng đầu tiên đã đẩy nhu cầu lên cao, giá vì thế cũng phá kỷ lục.
Những “sự thật khó tin” của cây sầu riêng: Cây càng lâu càng tăng giá trị, lợi nhuận lên đến 3 tỷ đồng/ha
Đặc biệt, anh Cường cũng chính là người đi cùng HAGL trong những ngày đầu tiên để có thể làm nên 1.200ha sầu riêng hiện tại. Bằng kinh nghiệm của mình, anh chia sẻ về những “sự thật khó tin” của cây sầu riêng.
Thứ nhất,
sầu riêng là cây lâu năm,
do đó càng về sau trái sẽ càng ổn định về chất lượng cũng như số lượng.
“
3 năm đầu cây
sầu riêng sẽ như đứa con nít mới lớn
, đỏng đảnh, khó chăm và biến động nhiều. Giai đoạn này nếu không có kỹ thuật chuyên môn, trồng không ra trái là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bước vào đỉnh sinh trưởng
, thường rơi vào năm thứ 7-8
, thì rất dễ chăm sóc và
dễ ra trái. Lấy ví dụ ở Thái
, có cây sầu
riêng đến 60 tuổi vẫn
cho trái. Nhìn chung, sầu riêng là cây càng lớn s
ẽ càng ổn định về mặc sinh trưởng
, giá trị càng cao”,
anh cho biết.
Điều này cũng lý giải nguyên nhân vườn sầu riêng của bầu Đức trồng thưa, để ổn định lâu dài.
Thứ hai
,
về thổ nhưỡng,
trước đây sầu riêng tập trung ở miền Tây vì cho rằng phù sa nhiều. Nhưng thực tế không phải vậy, miền Tây chỉ trồng được ở một diện tích nhỏ trên thượng nguồn do sầu riêng là một loại cây kỵ nước. Do đó, Tây Nguyên với vùng cao, khi hậu mát mẻ và đất đỏ bazan mới là nơi lý tưởng cho sầu riêng.
Hiện, 1 cây ở Tây Nguyên thu hoạch 5 tạ (khoảng hơn 100 trái, trung bình mỗi trái 4-5 kg). Và 1ha thì tương đương 200 cây sầu riêng, lợi nhuận theo anh Cường có thể lên đến 3 tỷ đồng/ha (trừ đi chi phí chăm cây rơi vào mức 1 triệu – 1,4 triệu đồng/cây).
Anh Cường lấy ví dụ là học trò của mình trồng 185 cây sầu riêng, năm nay thu hoạch 50 tấn đã có trong tay 3,5 tỷ đồng.
“Bất ngờ khi xưa chỉ có cò đất, thì nay có cò sầu riêng”
Trở lại với HAGL, bầu Đức cho biết muốn âm thầm làm, vì mình nói nhiều cũng không hay, và thực tế ông đối mặt với rất nhiều ý kiến trái chiều. Nửa đầu năm nay, HAGL đã trồng thêm 200ha sầu riêng, nâng tổng diện tích lên 1.200ha sầu riêng, tập trung chủ yếu bên Lào. Trong đó, gần 200ha sầu riêng của HAGL là giống Musang-king, có giá trị rất cao.
Năm nay, diện tích thu hoạch sầu riêng vẫn chưa nhiều nên chưa ghi nhận đáng kể vào BCTC Công ty. Tuy nhiên, điểm sáng theo bầu Đức là
“bất ngờ khi xưa chỉ có cò đất, thì nay có cò sầu riêng”.
Do đó, sầu riêng hiện không Công ty cần tự thu hoạch, mà được thương lái thu mua tại vườn với giá khoảng 77.000 đồng/kg.
Chuyện lạ khác theo bầu Đức là với vườn cây 21ha, chi phí chăm sóc bỏ ra 3,6 tỷ đồng thì HAGL đang thu về 18 tỷ đồng, tương đương “1 đồng vốn 5 đồng lời”. Theo ước tính của HAGL, hiện chi phí cho sầu riêng vào khoảng 14.000 đồng/kg (chi phí thu bói, chi phí thực tế thấp hơn), bán ra 77.000 đồng/kg.
Thu hoạch 205 tấn sầu riêng trong năm 2023, bầu Đức dự thu về hơn 19 tỷ đồng
Năm trái bói 2022, sầu riêng của HAGL có trái đột biến lên đến 9-10 kg, tuy nhiên năm nay HAGL đã khống chế cân nặng 5,8 kg/trái trở xuống, để dễ đóng thùng và chuyên chở.
Tổng sản lượng thu hoạch của HAGL năm nay dự kiến 250 tấn, với giá 77.000 đồng/kg, bầu Đức dự thu về hơn 19 tỷ đồng.
Nói về thị trường đầu ra, bầu Đức tiếp tục khẳng định không lo, vì dư địa còn rất lớn. Riêng Trung Quốc, hiện tối đa chỉ có 1.4 tỷ dân ăn được do sầu riêng là trái đắt đỏ, còn đến 1.3 tỷ chưa có điều kiện ăn. Như vậy, đến khi nào sầu riêng xuống còn 50.000 đồng/kg thì Trung Quốc chắc sẽ ăn hết. Nhưng ở phía người trồng, giá 50.000 đồng/kg đã có lời lớn rồi.
Tại ĐHĐCĐ đầu năm nay, trả lời băn khoăn của cổ đông khi nhiều bên đổ xô trồng sầu riêng, bầu Đức khẳng định:
“Trung Quốc không trồng được sầu riêng vì lạnh. Còn tại Việt Nam, từ đèo Hải Vân trở ra là không trồng được. Việt Nam chỉ có miền Tây, Tây Nguyên, Trung Bộ có khí hậu thích hợp với cây sầu riêng. Nên Trung Quốc nói trồng được sầu riêng là nói vậy thôi. Chưa kể, nếu họ trồng được và trồng từ bây giờ, thì HAGL đã trồng 4-5 năm rồi. Chúng ta đã đi trước 5 năm.
Về tiêu thụ, phải nhìn nhận rõ là trước đây khoảng 10 năm, Trung Quốc không ăn sầu riêng, Việt Nam cũng thế. Cho đến nay, dù Trung Quốc ăn nhiều nhưng chỉ 50% dân số ăn thôi. Và sầu riêng bên Trung Quốc là loại trái cây rất đắt đỏ, không phải ai cũng ăn được”.
Và bầu Đức đã đúng khi vụ sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc thất bại, đẩy xuất khẩu từ Việt Nam đột biến trong 4 tháng đầu năm: kim ngạch 190 triệu USD, tăng gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái và thị trường Trung Quốc chiếm trên 84%.