Hổ Siberia, còn được gọi là hổ Amur và chúng là một trong những loài mèo lớn nhất hiện có và là phân loài hổ ở cực bắc hiện phân bố với số lượng hoang dã khoảng 500 con, phân bố chủ yếu ở vùng viễn đông nam nước Nga, đặc biệt là ở vùng cực đông nam nước Nga – phân bố chủ yếu ở dãy núi Sikhote-Alin và khu vực xung quanh.
Trong lịch sử Trái Đất, ngay cả trong giai hổ Siberia phát triển mạnh mẽ nhất thì khu vực định định cư của chúng về cơ bản vẫn chỉ cố định ở phía nam vĩ độ 50 độ Bắc. Đôi khi, những cá thể lang thang riêng lẻ có thể tiến xa hơn về phía bắc, nhưng chúng vẫn không bao giờ đi vào khu vực Vòng Bắc Cực.
Lý do cơ bản để hạn ché hổ Siberia di chuyển xa hơn về phía Bắc Cực chính là môi trường!
Hổ không thể tách rời môi trường rừng!
Hổ là loài sống trong rừng kể từ khi xuất hiện, chúng chưa bao giờ thích nghi thành công với các môi trường khác ngoài rừng. Chín phân loài hổ hiện đại đều đã tiến hóa để sống trong môi trường rừng mà không có ngoại lệ.
Đầu tiên, loài hổ cần môi trường rừng dày đặc để che giấu. Cỏ dài và bụi cây mọc um tùm giúp chúng tránh xa con người và các loài ăn thịt khác. Trong rừng, lớp lông đẹp mắt của hổ hòa quyện hoàn hảo với màu sắc của cây cỏ, giúp chúng săn mồi hiệu quả.
Thứ hai, hổ là loài sống đơn độc, chúng di chuyển trong một khu vực lớn phụ thuộc vào nguồn thức ăn. Mặc dù chúng không theer tuần tra khu vực lãnh thổ của mình hàng ngày, nhưng chúng đánh dấu bằng nước tiểu, phân để thông báo về sự sở hữu đó và rừng cung cấp không gian đủ cho hành vi lãnh thổ này.
Thứ ba, rừng cung cấp nhiều loại con mồi – như hươu, lợn rừng và các loài động vật nhỏ khác. Hổ phụ thuộc vào những con này để tồn tại. Đa dạng sinh học của rừng đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho hổ.
Tóm lại, việc hổ sống trong rừng là cần thiết cho sự thích nghi và hành vi tự nhiên của chúng. Điều này giúp chúng trở thành kẻ săn mồi tài ba và duy trì vai trò là kẻ săn mồi hàng đầu ở hệ sinh thái này.
Vòng Bắc Cực không thiếu rừng nhưng lại không thích hợp cho hổ!
Siberia rộng lớn không thiếu rừng và tài nguyên rừng rất phong phú. Điều này dẫn đến yếu tố hạn chế thứ hai, đó là loại rừng nào phù hợp để hổ sinh tồn?
Có một vành đai rừng lá kim xanh nằm giữa vĩ độ 70 và 55 độ Bắc, bao phủ một khu vực rộng lớn. Nhìn từ không gian, nó trông giống như một vành đai xanh khổng lồ bao quanh đỉnh Trái Đất. Vành đai xanh này dài khoảng 10.000 km. Một nửa diện tích rừng này thuộc về Nga, 1/3 thuộc Canada, còn lại thuộc Alaska và Scandinavia. Khu rừng lá kim này được gọi là “Taiga” ở Nga.
Khu rừng này trông giống như một thiên đường vô tận cho sinh vật sống, nhưng thực tế nó trống rỗng và cằn cỗi chẳng kém gì một sa mạc. Có thể chỉ có một hoặc hai loài cây trong một khu rừng dài hàng trăm km và chúng phát triển cực kỳ chậm. Phải mất 60 năm để một cây thông ở khu vực này có chu vi 2,54 cm – lâu gấp 10 lần so với một cây thông sinh sống ở vùng ôn đới.
Do đó, “sa mạc xanh” không cung cấp nguồn thức ăn dồi dào nên có rất ít động vật trong khu rừng này. Trong hầu hết thời gian trong năm, khu vực này là một thế giới đầy tuyết. Vào mùa đông, hầu như không có dấu hiệu của sự sống trên khắp rừng taiga ngoại trừ một số loài chim nhỏ có thể ăn hạt thông và động vật có vú nhỏ ẩn náu dưới lớp tuyết.
Trong khi đó, hổ Siberia chủ yếu sống trong các khu rừng hỗn hợp lá kim và lá rộng ở vùng viễn đông nam nước Nga, nơi có hai loài con mồi chính của nó là hươu đỏ và lợn rừng – hai loài động vật này không phân bố ở rừng lá kim.
Nếu hổ có thể vượt qua sa mạc xanh thì vẫn không thể cạnh tranh được với gấu Bắc Cực
Hổ Siberia và gấu Bắc Cực là hai trong số những kẻ săn mồi hung dữ nhất hành tinh, sở hữu sức mạnh và kích thước phi thường. Tuy nhiên chưa từng có việc một con hổ Siberia chiến đấu hoặc thậm chí là giết chết một gấu Bắc Cực bên ngoài tự nhiên. Do đó, chúng ta có thể mang cuộc chiến giữa gấu nâu Ussuri và hổ Siberia làm ví dụ – gấu nâu Ussuri và hổ Siberia có cùng lãnh thổ.
Trọng lượng của gấu nâu Ussuri đứng thứ sáu trong họ gấu (trong khi đó gầu Bắc Cực là loài đứng đầu, con đực trưởng thành nặng từ 400 đến 800 kg, có thể lên tới 1.000 kg và cao tới 3 mét khi đứng bằng hai chân). Trong cuộc tương tác giữa gấu nâu Ussuri và hổ Siberia, chưa từng có ghi chép khoa học nào về việc một con hổ giết chết một con gấu nâu Ussuri có cùng trọng lượng hoặc nặng hơn – đối tượng mà hổ Siberia có thể giết chết chỉ có gấu nâu cái và gấu nâu non. Tuy nhiên đã từng có những ghi chép về việc gấu nâu Ussuri giết và cướp con mồi của hổ Siberia.
Vì vậy, hổ Siberia, một trong những phân loài hổ lớn nhất, vẫn không thể chiến thắng áp đảo khi đối mặt với gấu nâu Ussuri, loài đứng thứ sáu trong họ gấu. Theo đó có thể thấy rằng nó còn ít có khả năng thách thức các phân loài gấu nâu lớn hơn, hay thậm chí là loài gấu Bắc cực.
Nguồn tin: https://genk.vn/tai-sao-co-gau-bac-cuc-ma-khong-co-ho-bac-cuc-20240628105113129.chn