ChatGPT là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để bạn có thể thu thập nhiều thông tin, nhưng bạn còn có thể làm được nhiều điều hơn nữa với công cụ này để cuộc sống của bạn thêm phần dễ dàng hơn.
Dưới đây là một số tính năng ChatGPT tiện lợi mà bạn có thể chưa biết nhưng rất dễ sử dụng.
1. Chia sẻ và kết xuất cuộc trò chuyện của bạn về máy
Nếu bạn muốn lưu giữ lại các cuộc trò chuyện ChatGPT của mình hoặc chia sẻ chúng với người khác, bạn có thể thực hiện việc này trong vài giây.
Bước 1: Để chia sẻ cuộc trò chuyện với người khác, hãy nhấp vào lựa chọn phiên bản ChatGPT ở cửa sổ trò chuyện và nhấn vào “Share chat”.
Bước 2: Cửa sổ chia sẻ hiện ra, bạn sẽ được cung cấp đường dẫn liên kết dùng để chia sẻ đoạn chat.
Trường hợp bạn muốn tải về cuộc trò chuyện để tham khảo sau, hãy nhấn vào hình đại diện của mình và nhấn vào Settings. Cửa sổ cài đặt ChatGPT hiện ra, bạn hãy nhấn vào Data controls > Export ở dòng Export Data.
Trước khi dữ liệu của bạn được kết xuất để tải về, bạn phải xác nhận và gửi yêu cầu tới ChatGPT. Quá trình kết xuất sẽ bao gồm chi tiết tài khoản của bạn và liên kết xuất sẽ hết hạn sau 24 giờ kể từ khi được yêu cầu.
Sau khi xác nhận, một email sẽ được gửi đến địa chỉ được liên kết với tài khoản ChatGPT của bạn có chứa liên kết tải xuống dữ liệu.
2. Tùy chỉnh lại câu trả lời của chính bạn
ChatGPT có thể cung cấp cho bạn một số phản hồi có nội dung rất tuyệt vời nhưng cũng có thể cung cấp một số phản hồi có nội dung kém chất lượng. Để tăng cơ hội nhận được đúng thông tin phản hồi mà bạn đang tìm kiếm, hãy xem xét lại các phản hồi của ChatGPT khi có thể.
Để thực hiện việc này, hãy nhấp vào tên tài khoản của bạn ở phía dưới bên trái màn hình trò chuyện và đi tới “Custom instructions”.
Ở cửa sổ mới hiện ra, bạn hãy cung cấp cho ChatGPT thêm một chút thông tin về bản thân cũng như một số gợi ý về cách bạn muốn các câu trả lời được cấu trúc và diễn đạt như thế nào. Điều này không có nghĩa là bạn có thể yêu cầu ChatGPT cung cấp cho bạn thông tin sai lệch, có hại hoặc bất hợp pháp nhưng cho phép bạn cá nhân hóa ở góc độ, cấu trúc hoặc độ dài phản hồi để phù hợp hơn với sở thích của bạn.
Bạn có thể thay đổi các thông tin hướng dẫn này bất kỳ lúc nào nếu sở thích của bạn thay đổi và bạn có thể hủy kích hoạt tùy chỉnh này cho các cuộc trò chuyện mới nếu muốn.
3. Trò chuyện bằng các ngôn ngữ khác nhau
Theo mặc định, ChatGPT giao tiếp với người dùng bằng tiếng Anh, nhưng đây không phải là ngôn ngữ duy nhất có sẵn. Nếu bạn muốn trò chuyện bằng ngôn ngữ khác, bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT bắt đầu phản hồi bằng ngôn ngữ bạn đã chọn. Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu nói chuyện với ChatGPT bằng ngôn ngữ bạn muốn và chatbot sẽ bắt kịp và phản hồi bằng cùng một ngôn ngữ.
Lưu ý rằng, ngay cả khi bạn không yêu cầu thay đổi ngôn ngữ cho một cuộc trò chuyện, cuộc trò chuyện tiếp theo của bạn sẽ vẫn bằng tiếng Anh.
4. Sử dụng Plugins của ChatGPT
Cùng với phiên bản cơ bản, GPT-4, mẫu cao cấp, mới hơn của ChatGPT, cung cấp nhiều plugin khác nhau mà bạn có thể sử dụng trong cuộc trò chuyện của mình. Chúng ta hãy xem xét các công cụ bổ sung này là gì nhé.
DALL-E
DALL-E là công cụ tạo hình ảnh được hỗ trợ bởi AI của OpenAI, với phiên bản mới nhất là DALL-E 3. Mặc dù bạn có thể truy cập DALL-E thông qua trang web chuyên dụng của nó, GPT-4 cung cấp tích hợp DALL-E trong các cuộc trò chuyện của bạn.
Điều này cho phép bạn yêu cầu AI tạo hình ảnh từ yêu cầu trong cuộc trò chuyện của bạn. Ví dụ: nếu bạn yêu cầu ChatGPT cung cấp hình ảnh một con mèo ngồi trên ghế bành vào dịp Giáng sinh, ChatGPT sẽ sử dụng DALL-E và cung cấp cho bạn những gì bạn yêu cầu.
Tìm kiếm trên web
Mặc dù ChatGPT chỉ được đào tạo về dữ liệu cho đến tháng 4 năm 2023 nhưng bạn có thể sử dụng tính năng tìm kiếm trên web của nó để truy cập các thông tin gần đây. ChatGPT sử dụng Bing để thay mặt bạn thực hiện tìm kiếm trên web nhưng lưu ý rằng việc này thường mất nhiều thời gian hơn một chút so với lời nhắc không yêu cầu tìm kiếm trên web.
Giả sử bạn muốn tìm tin tức mới nhất về chỉ số chứng khoán NASDAQ và FTSE. Để thực hiện việc này thông qua ChatGPT, chỉ cần yêu cầu bot tìm kiếm trên web thông tin cụ thể này. Sau vài giây phân tích yêu cầu và tìm kiếm bằng Bing, ChatGPT sẽ cung cấp cho bạn danh sách các nguồn.
Nếu bạn đang sử dụng ChatGPT để thực hiện tìm kiếm trên web, bạn nên kiểm tra tính xác thực của thông tin được cung cấp vì thông tin đó có thể không chính xác hoặc chưa được cập nhật.
Công cụ Python
Nếu bạn là một lập trình viên Python hoặc đang muốn làm quen với ngôn ngữ mã hóa này, công cụ Python của ChatGPT có thể hữu ích. Để ChatGPT xem xét, bạn chỉ cần gửi đoạn mã vào khung trò chuyện và chờ nó phản hồi cho bạn.
Nếu bạn muốn làm quen với Python, ChatGPT cũng có thể hữu ích cho bạn. Chẳng hạn, bạn có thể yêu cầu chatbot cung cấp cho bạn một số đoạn trích ngôn ngữ và biệt ngữ Python cơ bản.
Lưu ý rằng ChatGPT cũng có thể mắc lỗi khi phân tích và cung cấp mã, vì vậy, bạn nên gửi mã thông qua công cụ mô phỏng hoặc hỏi người có kinh nghiệm hơn trước khi sử dụng.
5. Chơi Game
Bạn không cần thiết phải sử dụng ChatGPT chỉ cho mục đích sử dụng nghiêm túc. Bạn có thể chơi một số trò chơi với chatbot AI, để kiểm tra khả năng của nó hoặc đơn giản là giết thời gian. Hãy thử một số ví dụ nhé.
Nếu bạn yêu cầu ChatGPT chơi tic-tac-toe, ChatGPT sẽ tạo một mẫu đánh số cho trò chơi và gán cho bạn và nó một chữ cái giữa X và O. Sau đó, nêu vị trí đánh số nào trên bảng mà bạn muốn đánh dấu và bắt đầu chơi thôi.
6. Từ chối sử dụng dữ liệu trong trò chuyện
OpenAI tuyên bố trong trang web FAQ của hãng rằng công ty sẽ lưu giữ các cuộc trò chuyện của người dùng và đưa chúng vào GPT để cải thiện khả năng của nó. Nhưng nếu bạn đặc biệt quan tâm đến quyền riêng tư, bạn có thể chọn không tham gia điều này, nghĩa là dữ liệu của bạn sẽ không được sử dụng cho việc đào tạo chatbot trong tương lai.
Để thực hiện việc này, hãy nhấp vào ảnh đại diện của bạn ở góc dưới bên trái của trang trò chuyện và truy cập vào Settings > Data controls. Hủy đánh dấu ở dòng “Chat history & training”.
7. Bài luận trong học tập
Để tìm cảm hứng cho bài luận của mình, bạn có thể tranh thủ sự trợ giúp của ChatGPT.
Để thực hiện việc này, chỉ cần dán chủ đề bài luận hoặc đoạn trích bài luận mà bạn muốn tham khảo và để ChatGPT phụ trách. Để đưa ra một ví dụ về điều này, chúng tôi đã sử dụng một bài luận mẫu từ College Essay Guy.
Như bạn có thể thấy, ChatGPT đã phản hồi mẫu bài luận bằng một phân tích văn bản hữu ích. Tất nhiên, bạn cũng nên tự mình đọc và soạn thảo lại nó, nhưng việc sử dụng ChatGPT có thể đẩy nhanh quá trình này một chút.
Lưu ý rằng bạn cũng có thể cung cấp cho ChatGPT tiêu chí chấm điểm đang được sử dụng trong bài luận của bạn trước khi bạn gửi nó. Điều này cho phép ChatGPT cung cấp việc chấm điểm bằng các thông số cụ thể của bạn.
8. Sử dụng ChatGPT trong phần mềm của riêng bạn
ChatGPT cung cấp các khóa API cho phép người dùng gói cao cấp tích hợp GPT vào các chương trình phần mềm của họ.
Để thực hiện việc này, bạn cần tạo khóa API OpenAI. Trước tiên, hãy đăng nhập vào tài khoản OpenAI của bạn và đi tới API keys > Create new secret key. Sau đó, đặt tên cho khóa API của bạn và sao chép khóa được cung cấp vào phần mềm của bạn.
Lưu ý rằng, để sử dụng API của ChatGPT trong phần mềm của riêng bạn, OpenAI yêu cầu thanh toán 0,002 USD cho mỗi 1.000 token API đã cài đặt của bạn tạo ra.
ChatGPT linh hoạt hơn bạn nghĩ
ChatGPT còn có nhiều thứ hữu ích hơn là chỉ cung cấp thông tin và số liệu. Công cụ này có thể cải thiện đáng kể các công việc hàng ngày của bạn và giúp bạn dễ dàng thực hiện những thử thách lớn hơn. Hãy thử một số tính năng được liệt kê ở trên nếu bạn muốn trải nghiệm thêm một chút với ChatGPT.
Nguồn tin: https://genk.vn/ngoai-viec-tra-loi-cac-cau-hoi-chatgpt-con-cung-cap-nhung-tinh-nang-huu-ich-khac-ma-ban-chua-biet-20240131172356087.chn