Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Indian Express, hai giám đốc cấp cao của Apple đã chia sẻ về “vũ khí bí mật” giúp công ty dẫn đầu trong lĩnh vực thiết kế chip. Đó chính là việc Apple tự thiết kế chip riêng cho các sản phẩm của mình, thay vì phụ thuộc vào các nhà sản xuất chip bên ngoài.
Ông Tim Millet, Phó chủ tịch phụ trách kiến trúc nền tảng của Apple, cho biết: ” Chúng tôi không phải là một công ty sản xuất chip thương mại. Chúng tôi không chế tạo chip để bán cho các công ty khác .” Việc tự thiết kế chip cho phép Apple tránh những thỏa hiệp về hiệu năng tổng thể. Ông Tom Boger, Phó chủ tịch tiếp thị sản phẩm Mac, nhấn mạnh rằng ” không nền tảng nào khác có thể chạm tới hiệu suất trên mỗi watt của chúng tôi. Đó là lợi ích hữu hình cho người dùng .”
Ông Boger lưu ý sự gia tăng đáng kể về hiệu năng qua từng năm khi các thế hệ chip Apple Silicon liên tiếp ra mắt, vượt xa tốc độ phát triển của phần còn lại trong ngành. Apple khẳng định chip M4 mới mang lại cho khách hàng ” lõi CPU nhanh nhất thế giới, cung cấp hiệu suất đơn luồng tốt nhất trong ngành .”
Hai vị giám đốc cho rằng thành công của Apple Silicon không chỉ nằm ở việc cung cấp tốc độ với mức tiêu thụ năng lượng tối thiểu. ” Chúng tôi tận dụng ba thành phần chính – kiến trúc, thiết kế và công nghệ quy trình ,” ông Miller nói. ” Công cụ thứ tư, thực sự là vũ khí bí mật của chúng tôi, là khả năng đồng thiết kế những con chip tuyệt vời này với các đội ngũ về hệ thống và các nhà thiết kế sản phẩm khi họ đang tưởng tượng ra những khả năng .”
Khả năng kết hợp các nhóm với nhau để cùng thiết kế từ đầu một con chip dành riêng cho sản phẩm của Apple là một lợi thế vô song mà các công ty khác khó có thể có được.
Chính vì vậy, ông Miller cho rằng, ngay cả khi các công ty khác đạt được khả năng sản xuất chip bằng các công nghệ tiên tiến nhất, như tiến trình 3nm của TSMC, họ cũng không thể mang lại hiệu quả như những gì Apple đang tạo ra.
Sự trỗi dậy của Neural Engine
Bình luận về sự nổi lên của trí tuệ nhân tạo (AI) trong PC và phản ứng của Apple với Apple Intelligence, ông Boger lưu ý rằng đã có các tính năng “thông minh” trên Mac trong nhiều năm. Ông chỉ ra rằng Apple lần đầu tiên tích hợp Neural Engine vào thiết kế chip iPhone vào năm 2017.
Ông Millet cho biết việc này được truyền cảm hứng từ nhận thức về tầm quan trọng của nhiếp ảnh điện toán. Ông Boger nói thêm rằng Neural Engine là một phần cốt lõi của chip M1 đầu tiên. ” Chúng tôi có một kiến trúc tuyệt vời cho AI và chúng tôi cũng có các nhà phát triển tận dụng chip silicon của Apple để cung cấp cho khách hàng của chúng tôi các tính năng thông minh, ” ông nói. ” Vì vậy, các chip series M luôn được xây dựng cho AI .”
Ông Boger cho biết vào năm 2017, đội của ông đã thấy “một bài báo thú vị” thảo luận về mạng transformer, giờ đây là động cơ đằng sau các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được sử dụng trong AI. Đội của Boger thấy rằng công nghệ này có thể có tác động lớn đến Neural Engine và giới thiệu chúng vào các chip M-series đầu tiên.
Sự đổi mới được thúc đẩy bởi người dùng
Ông Boger chia sẻ trong cuộc phỏng vấn rằng Apple Silicon tiếp tục đẩy ranh giới về hiệu suất và hiệu quả năng lượng “bởi vì đó là những gì khách hàng của chúng tôi làm.” Ông lấy dòng MacBook Pro M4 làm ví dụ. ” Ví dụ, bạn đang chạy chương trình công việc đòi hỏi hiệu năng cao nhất trong khi cắm điện, sau đó bạn rút phích cắm và nó sẽ mang lại cho bạn hiệu năng vẫn đúng như vậy .”
Ông Millet cho biết Apple làm việc chặt chẽ với các đối tác phần mềm ” để tìm kiếm tất cả các cơ hội tốt nhất để tăng tốc không chỉ các điểm chuẩn chung, mà quan trọng hơn là các khối lượng công việc mà chúng tôi thực sự cung cấp cho khách hàng của mình .”
” Chúng tôi biết phần cứng, hệ thống và thiết kế nhiệt sẽ như thế nào, chúng tôi hiểu các nút công nghệ quy trình là gì và chúng tôi mạnh mẽ theo đuổi các tùy chọn silicon tốt nhất của mình ,” ông Millet nói. ” Tôi đã làm điều này hơn 30 năm và đây là tình huống tốt nhất để ở trong đó .”
Nguồn tin: https://genk.vn/deu-thue-ngoai-san-xuat-chip-dieu-gi-lam-nen-khac-biet-hieu-nang-trong-bo-xu-ly-m4-so-voi-cac-doi-thu-khac-giam-doc-apple-tiet-lo-vu-khi-bi-mat-cua-cong-ty-20241120144714771.chn