Là một lời đùa nổi tiếng trong lĩnh vực game, khi khỏi “Cái này chơi được Crysis không?”, nghĩa là người ta đang đánh giá sức mạnh chiếc máy tính của bạn, và khi hỏi “cái này có chơi được Doom không?”, nghĩa là một thành tựu kỳ quặc có thể xảy ra.
Doom đã chạy được trên máy kéo, que thử thai hay thậm chí trên não chuột và nếu bạn nghĩ khó nhất chắc cũng chỉ đến vậy thì bạn đã sai, trò chơi bắn súng 30 năm tuổi nổi tiếng lại tìm được một “nền tảng” mới, kỳ lạ không thua kém gì những thứ trước đó.
Ứng viên mới nhất cho cách chơi Doom kỳ lạ chính là sử dụng vi khuẩn đường ruột. Cụ thể là một màn hình làm từ vi khuẩn E. coli.
Thiết lập táo bạo này đến từ nhà tiến sĩ công nghệ sinh học MIT, Lauren “Ren” Ramlan, người đã lên ý tưởng về màn hình 32×48 1-bit được tạo thành từ các tế bào khuẩn E. coli, trong đó mỗi tế bào hoạt động hiệu quả như một pixel riêng lẻ bằng cách chiếu sáng chúng với protein phát quang.
Chính Ramlan cũng nói việc chạy Doom bằng cách sử dụng các tế bào sẽ là một công việc khó khăn do khả năng cực kỳ hạn chế của chúng, nhưng cô ấy đã thành công trong việc sử dụng các tế bào làm màn hình cho Doom.
Tuy nhiên, đừng mong đợi Doom sẽ chạy mượt mà. Để hiển thị một khung hình của trò chơi đen trắng đơn giản hóa, ở độ phân giải 32×48 pixel, các tế bào sẽ mất 70 phút để chiếu sáng và 8 giờ 20 phút để trở về trạng thái bắt đầu khi không cần chiếu sáng nữa. Nói cách khác, phải mất khoảng 8,5 tiếng để hiển thị chỉ 1 khung hình riêng lẻ của trò chơi.
Doom chạy trên vi khuẩn đường ruột
Theo ước tính của Ramlan, nếu thời gian chơi trung bình của Doom mất khoảng năm giờ và trò chơi gốc chạy ở tốc độ 35 khung hình mỗi giây (mức giới hạn tối đa), thì màn hình tế bào sẽ mất 599 năm để chơi Doom từ đầu đến cuối.
Nguồn tin: https://genk.vn/ban-da-co-the-choi-doom-bang-vi-khuan-duong-ruot-nhung-se-mat-599-nam-de-pha-dao-20240202131607843.chn