Người axit uric cao có thể ăn yến sào
Yến sào là một trong những món ăn bổ dưỡng. Trong thành phần của yến sào bao gồm chất đạm, chất bột đường, các vi khoáng chất như canxi, photpho, sắt, natri, kali, và axit amin…
Tổ yến hay nước yến giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, tránh sự suy giảm chức năng của các cơ quan, đặc biệt giúp cải thiện chức năng thận. Đặc biệt, tổ yến hay yến sào còn có thể hỗ trợ tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn của xương khớp, thúc đẩy hấp thụ canxi và đào thải axit uric khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng của tổ yến hoặc nước yến sào lại không chứa quá nhiều purin. Chính vì vậy, thực phẩm này sẽ không làm khởi phát các cơn đau nhức xương ở bệnh nhân gout mà còn giúp bồi bổ sức khỏe cho những người có nồng độ axit uric cao.
Những lưu ý khi ăn yến sào cho người axit uric cao
Mặc dù được đánh giá là an toàn với những người axit uric cao. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, những bệnh nhân gout hay những người có nồng độ axit uric cao cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Nên áp dụng những cách chế biến đơn giản
Để có thể đảm bảo lượng purin duy trì ở mức an toàn, khi chế biến bạn nên lựa chọn những phương pháp đơn giản như yến chưng đường phèn, cháo tổ yến hay yến chưng gừng. Không nên kết hợp với yến với các loại thực phẩm giàu purin để tránh những tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Không nên ăn quá nhiều
Dù đây là món ăn bổ dưỡng nhưng việc ăn yến quá nhiều vượt quá 5gr/ngày là hoàn toàn không nên. Việc ăn quá nhiều yếu có thể gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người cao tuổi, dễ dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
Ăn yến vào buổi sáng là tốt nhất
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn yến sào là vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất, cung cấp năng lượng cho cơ thể cả ngày dài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn yến sào vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng.